Algeria
I. Khái quát
- Hệ thống chính trị:
· Tên quốc gia: Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria
· Thể chế chính trị: Cộng hòa
· Ngày quốc khánh: 1/11/1954
· Thủ đô: Alger
· Đứng đầu nhà nước:
Tổng thống:
Abdelaziz BouteflikaThủ tướng :
Ahmed Ouyahia· Tôn giáo: Hồi dòng Sunni (nhà nước tôn giáo) 99%, Thiên chúa giáo và Do Thái 1%
· Ngôn ngữ: Tiếng Ả Rập (chính thức), tiếng Pháp, thổ ngữ Berber
2. Đặc điểm địa lý:
· Vị trí: CH Algeria nằm ở Bắc Phi, bên bờ Nam Địa Trung Hải, có 1500 km bờ biển. Có biên giới chung với Morocco, Tunisia, Libya, Mauritania, Mali và Niger.
· Diện tích: 2,381,741 km2
· Khí hậu: Từ khô đến bán khô vừa; nhẹ, ướt, khô hơn mùa đông với mùa hè khô nóng dọc theo bờ biển;, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng trên cao nguyên cao; sirocco là một, nóng bụi / cát-laden đặc biệt là phổ biến trong mùa hè
· Tài nguyên: dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, phốt phát, uranium, chì, kẽm
- Con người:
· Dân số: 34,994,937 (7/ 2011 est.)
· Dân tộc: Người A-rập-Bécbe (99%), người châu Âu
· Cấu trúc tuổi:
0-14 tuổi: 24.2% (nam 4,319,295/nữ 4,144,863)
15-64 tuổi: 70.6% (nam 12,455,378/nữ 12,242,604)
65 tuổi trở lên: 5.2% (nam 845,116/nữ 987,681) (2011 est.)
· Tỉ lệ tăng dân số: 1.173% (2011 est.)
- Lịch sử:
Theo các nhà khảo cổ thì cách đây 10.000 năm trên đất Algeria đã có người đến ở.
Vào thế kỷ 16, Algeria bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng.
Năm 1893, Pháp xâm lược Algeria và thiết lập chế độ thuộc địa. Nhờ tinh thần chiến đấu kiên cường của nhân dân Algeria cùng bối cảnh quốc tế thuận lợi: Pháp đại bại ở Việt Nam tháng 5/1954, hệ thống thuộc địa của Pháp bắt đầu tan rã, tháng 3/1962, Pháp buộc phải ký Hiệp định Evian trao trả độc lập cho Algeria.
Tháng 7/1962, Algeria được độc lập. Ngày 20/9/1962, Algeria tiến hành cuộc bầu cử lập hiến đầu tiên và quyết định lấy ngày 1/11 làm ngày quốc khánh.
- Chính trị:
Đảng mặt trận giải phóng dân tộc (FLN) là đảng duy nhất cầm quyền ở Algeria cho đến tháng 10/1988.
Cương lĩnh của FLN là xây dựng một nước Algeria xã hội chủ nghĩa Hồi giáo. FLN đã thiết lập quan hệ với một số đảng cộng sản khác trên thế giới (trong đó có Đảng cộng sản Việt Nam) và các đảng công nhân khác, đồng thời có quan hệ rộng rãi với tất cả các đảng vô sản theo khuynh hướng cải lương, dân tộc và xã hội thuộc các nước tư bản phát triển và dân tộc chủ nghĩa.
5.1 Đối nội:
Từ khi độc lập, Algeria đã qua các thời kỳ Tổng thống Ben Bella (7/62 đến 6/65), Boumédienne (từ 6/65 - 9/78), Mohamed Chadli Benjedid (từ 10/78 - 1/91), Liamine Zeroural (từ 1/94 - 4/99), Abdelziz Bouteflika (từ 4/99 đến nay). Từ 1991 đến 1994, đất nước do Uỷ ban Nhà nước tối cao (HCE) điều hành.
Cuối năm 1988, Algeria ban hành Đạo luật về dân chủ đa đảng.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng vòng I (12/1991). Đảng Mặt trận Hồi giáo Cứu thế (FIS) giành thắng lợi (188/232 ghế) và có nhiều khả năng thắng cử vòng II nên tổng thống Chadly đã tuyên bố từ chức, giải tán Quốc Hội, lập Uỷ ban Nhà nước tối cao (HCE) để điều hành đất nước, huỷ bỏ cuộc bầu cử vòng II. Việc này gây phản ứng quyết liệt của FIS, vì thế họ điên cuồng tiến hành các hành động khủng bố chống chính quyền và nhân dân Algeria. Thiệt hại do khủng bố gây ra đối với Algeria sau 10 năm (1991 - 2001) là hơn 100.000 người chết và 20 tỷ USD về vật chất.
Đến cuối năm 1997, Algeria đã hoàn thành thể chế dân chủ đa nguyên.
Ngày 15/4/1999, Algeria đã tổ chức bầu cử Tổng thống mới. Đây là cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 7 của Algeria kể từ ngày độc lập đến nay. Ông Abdelaziz Bouteflika đã thắng cử và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Algeria trong 34 năm qua. Từ khi Tổng thống Bouteflika lên cầm quyền, thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, tình hình Algeria đã có những chuyển biến tích cực, tình hình chính trị, an ninh từng bước đi vào ổn định.
Ngày 30/4/2002, Algeria đã tiến hành bầu cử quốc hội. 46,17% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Kết quả: Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc FLN giành được nhiều phiếu nhất, được 199/389 ghế, Đảng Tập hợp dân tộc dân chủ RND được 155 ghế, Phong trào Islah được 43 ghế, Phong trào xã hội vì hoà bình MSP được 38 ghế. Tuy thắng lợi áp đảo nhưng Đảng FLN vẫn liên minh với một số đảng khác để thành lập chính phủ liên hiệp.
Năm 2004, Tổng thống Bouteflika tái đắc cử nhiệm kì 2 với rất nhiều thách thức. Với mong muốn chấm dứt tình trạng bạo lực, năm 2005, tổng thống Bouteflika đã đề ra bản Hiến chương Hòa bình và hòa hợp dân tộc theo đó các nạn nhân của khủng bố sẽ được bồi thường và các phần tử khủng bố sẽ được khoan hồng. Và trong cuộc trưng cầu dân ý sau đó, 93% người dân Algeria đã ủng hộ Bản Hiến chương trên.
5.2 Đối ngoại:
Algeria theo đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và Không Liên Kết tích cực, đa dạng hoá quan hệ với các nước để tranh thủ điều kiện có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, Algeria ưu tiên cải cách kinh tế chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ, Pháp, EU (tháng 4/2002, Algerie đã ky Hiệp định hợp tác với EU) nhằm tranh thủ đầu tư và viện trợ của các nước này, giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước. Quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn duy trì mức bình thường.
Algeria tích cực đóng góp vào việc thành lập Liên minh Maghreb và sự đoàn kết trong OUA, trong nội bộ các nước A-rập, cải thiện quan hệ với Maroc, ký Hiệp định hợp tác hữu nghị với Tunisie, Hiệp định biên giới với Mali, Niger...
Hiện Algeria đang nỗ lực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
II. Kinh tế
1. GDP theo PPP: $254.7 tỷ
· GDP/đầu người: $7,400
· Tốc độ tăng trưởng GDP: 4,1%
2. Cơ cấu GDP :
Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, yến mạch, nho, ô liu, cam chanh, hoa quả; cừu, gia súc
Công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, công nghiệp nhẹ, khai thác mỏ, điện, hóa dầu, chế biến thực phẩm
3. Đặc điểm kinh tế chung:
Algeria có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ bảy trên thế giới, đứng thứ hai về xuất khẩu khí tự nhiên và đứng thứ 14 về trữ lượng dầu mỏ. Nguồn khí tự nhiên đóng góp vào 60% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và 95% giá trị xuất khẩu.Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm hơn tới nông nghiệp nhưng vẫn chưa đảm bảo tự túc được lương thực. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Algeria là lúa mì, lúa mạch, yến mạch, nho, ôliu, cam, quýt, gia súc.
Chính phủ đã có nhiều cố gắng để đa dạng hoá nền kinh tế bằng việc thu hút các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực năng lượng, giảm tỷ lệ người thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân.
Trong “12 năm hoàng kim” từ 1973 đến 1985, thời kỳ vàng của dầu mỏ, Algeria đã có một sự tăng trưởng kinh tế đáng kể nhờ vào nguồn lợi dầu mỏ tương đối dồi dào và được bán với giá cao. Trong thời kỳ này, GDP của Algeria tăng trung bình 8%/năm. Algeria tập trung đến 60% thu nhập quốc dân vào ngành công nghiệp hoá dầu, ít chú ý đến các ngành công nghiệp và nông nghiệp khác. Nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào bao cấp của Nhà nước.
Do giá dầu khí giảm mạnh trên thị trường thế giới, tỷ lệ tăng dân số quá cao cộng với mất cân đối trong cơ cấu phát triển kinh tế, nền kinh tế Algeria đã dần đi vào thế đình trệ và suy thoái, đặc biệt trong giai đoạn từ 1986 đến 1992. Mặt khác, do nguồn thu ngoại tệ từ các nguồn khác ngoài dầu mỏ không đáng kể, Algeria đã phải vay nợ nước ngoài trầm trọng.
Cùng với các nỗ lực nhằm cân bằng nền kinh tế, giảm bớt thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, năm 1988, Chính phủ Algeria đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ hệ thống tập trung, bao cấp do Nhà nước quản lý sang nền kinh tế thị trường, từ bỏ độc quyền ngoại thương.
Những năm gần đây, nền kinh tế Algeria được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao, dự trữ ngoại tệ tăng cao, trả được 10% nợ của Câu lạc bộ Paris và London,…. đời sống nhân dân được cải thiện.
4. Tỷ lệ lạm phát: 5%
5. Nợ nước ngoài: $4.138 tỷ
6. Tiền tệ: Dinar
1 USD= 76 (2010)
7. Thu chi ngân sách: Thu: $66.48 tỷ
Chi: $85.57 tỷ (2010 est.)
8. Kim ngạch XNK:
8.1.Xuất khẩu: $52.66 tỷ
· Các mặt hàng xuất khẩu: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, và các sản phẩm dầu khí 97%
· Các nước xuất khẩu chính: Mỹ 23,2%, Italy 17,23%, Tây Ban Nha 10,83%, Pháp 7.97%, Canada 7,65%, Hà Lan 5,19% (2009)
8.2.Nhập khẩu: $37.07 tỷ
· Các mặt hàng nhập khẩu: tư liệu sản xuất, thực phẩm, hàng tiêu dùng
· Các nước nhập khẩu chính: Pháp 19,7%, Trung Quốc 11,72%, Italia 10,19%, Tây Ban Nha 8,13%, Đức 5,77%, Thổ Nhĩ Kỳ 5,05% (2009)
9. Thông tin về viễn thông, giao thông, hệ thống ngân hàng, thuế khoá :
· Điện thoại: 2.576 triệu đường dây
· Điện thoại di động: 32.73 triệu thuê bao
· Đánh giá chung: tư nhân hóa các ngành viễn thông Algeria đã bắt đầu vào năm 2000.
· Giao thông: Sân bay: 143
Sân bay có đường băng dải nhựa: 57
Sân bay không có đường băng dải nhựa: 86
· Cảng biển: Algiers, Annaba, Arzew, Bejaia, Djendjene, Jijel, Mostaganem, Oran, Skikda
III. Quan hệ Việt Nam - Algeria
- Quan hệ chính trị - ngoại giao:
Ngày 28/10/1962, Việt Nam và Algeria đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11/1962 ta đặt sứ quán tại Algeria, tháng 4/1968 Algeria đặt sứ quán tại Hà Nội.
Ta đã có nhiều đoàn cấp cao sang thăm bạn: Đoàn chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (1989), các Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Huỳnh Tấn Phát, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đoàn Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Algeria năm 1999, đoàn Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Việt Nam tháng 1/2003. Tháng 11/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thực hiện chuyến thăm chính thức Algeria. Gần đây nhất tháng 11/2005, chủ tịch Quốc Hội Nguyến Văn An đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Quốc hội nước ta sang thăm Algeria.
Ngoài ra còn nhiều đoàn cấp Bộ Ngoại giao, Văn hoá, Thương mại, Giáo dục, Thuỷ lợi và các ngành đoàn thể khác.
Bạn cũng đã có các đoàn cấp cao thăm ta: Tổng thống Boumedienne (1974), Tổng thống Liamine Zeroual (1996), Tổng thống Abdelaziz Bouteflika (10/2000), Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng đặc trách Bộ Ngoại giao (7/1998), Quốc vụ khanh Bộ văn hoá (cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1998), Bộ trưởng Ngoại giao (6/2000), Bộ trưởng Bộ Tài chính (2/2001), Bộ trưởng Cựu chiến binh (5/2001), Bộ trưởng Xí nghiệp vừa và nhỏ và Thủ công nghiệp (vào họp UBHH 1/2004).
Hai nước đã ký nhiều văn bản pháp lý quan trọng trong đó có Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, Hiệp định miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực văn hoá thông tin, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Sau kỳ họp thứ 2 của UBHH Việt Nam - Algeria tại Hà Nội (tháng 2/1982), quan hệ hợp tác giữa hai nước mở rộng thêm trong nhiều lĩnh vực: Y tế, giáo dục. Năm 1985, ta cử trên 1.000 công nhân và kỹ sư sang Algeria xây dựng trường Đại học Oran. Số chuyên gia (y tế, giáo dục) của ta ở Algeria thời kỳ đông nhất lên đến 500 người.
Ngày 10/7/2002, Công ty đầu tư phát triển dầu khí PIDC thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach) đã ký hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí.
Tháng 4/2004, Bộ Thương mại đã cử tham tán thương mại quay trở lại Algeria khôi phục lại thị trường này.
Từ năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ quốc tế Alger đều đặn hơn. Các sản phẩm trưng bày gồm gạo, chè, hạt tiêu, cà phê, các loại gia vị, dụng cụ cầm tay, đồ dùng học sinh, dụng cụ thể thao, khoá, hàng thể thao, thủ công mỹ nghệ, mây tre, đồ thêu, gốm sứ, quạt điện, động cơ diesel, máy bơm, máy phát điện, dây tải điện, cáp quang, may mặc.
Tại kỳ họp thứ 7 Uỷ ban Liên Chính Phủ Việt Nam – Algeria tổ chức tại Alger từ ngày 25/02 đến ngày 27/02/2006, hai bên đã cùng đánh giá lại mối quan hệ hợp tác và đạt được sự thống nhất quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trao đổi kinh tế thương mại và đầu tư.
- Quan hệ kinh tế - thương mại:
Từ năm 1989 đến năm 2000, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá trả nợ sang Algeria mỗi năm từ 5 đến 15 triệu USD. Các sản phẩm xuất trả nợ chủ yếu là: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, giầy dép, dụng cụ cầm tay, mây tre nguyên liệu, gốm sứ, hàng thể thao.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu ta xuất khẩu sang Algeria. Tốc độ tăng trưởng trong hai năm 2008, 2009 tăng gấp đôi so với năm 2007 trong đó các mặt hang xuất khẩu chủ yếu là cà phê, gạo…
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Algeria 2003-7/2011
ĐVT: triệu USD
| Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng XNK |
2003 | 18.23 | 0.18 | 18.4 |
2004 | 13.85 | 0.25 | 14.1 |
2005 | 30.94 | 0 | 30.94 |
2006 | 34.18 | 0.25 | 34.43 |
2007 | 40.46 | 0 | 40.46 |
2008 | 75.76 | 1.26 | 77.02 |
2009 | 82.99 | 0.16 | 83.15 |
2010 | 75.81 | 0.695 | 76.5 |
7/2011 | 58.69 | 11.84 | 70.53 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Kim ngạch Nhập khẩu từ Việt Nam sang Algeria (7/2011)
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Cao su | | 94 | 9,416 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 2,425 |
Tổng | | | 11,841 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Kim ngạch xuất khẩu khẩu Việt Nam (7/2011)
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Điện thoại các loại và linh kiện | | 0 | 634 |
Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc | | 0 | 22,705 |
Cà phê | | 14,916 | 31,451,738 |
Dây điện & dây cáp điện | | 0 | 5,779 |
Gạo | | 20,175 | 10,219,300 |
Giày dép các loại | | 0 | 61,006 |
Hàng rau quả | | 0 | 143,460 |
Hàng thủy sản | | 0 | 7,901,533 |
Hạt tiêu | | 659 | 3,160,516 |
Hóa chất | | 0 | 14,800 |
Hàng húa khỏc | | 0 | 1,002,274 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | | 0 | 242,090 |
#NAME? | | 0 | 507,868 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 18,399 |
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện | | 0 | 956,573 |
-Mazut | | 319 | 219,590 |
Sản phẩm dệt, may | | 0 | 154,640 |
Sản phẩm gốm, sứ | | 0 | 10,454 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | | 0 | 1,434 |
Sản phẩm từ cao su | | 0 | 69,595 |
Sản phẩm từ chất dẻo | | 0 | 157,019 |
Sản phẩm từ gỗ | | 0 | 115,092 |
Sản phẩm từ sắt thép | | 0 | 2,042,357 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | | 0 | 15,574 |
Xơ, sợi dệt các loại | | 61 | 195,720 |
Tổng | | | 58,690,146 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
IV. Quan hệ hợp tác với VCCI
1. Thoả thuận hợp tác đã ký:
Tháng 11/2004,, thoả thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-Algeria
2. Trao đổi đoàn:
VCCI đã tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng đoàn cấp cao đi thăm và làm việc tại các nước Châu Phi như: Thủ tướng Phan Văn đi thăm Ma rốc, Algeria và Nam Phi (11/2004);
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đi thăm Algeria, Tuy ni di và Ma rốc (12/2005);
Tháng 12/2006, đón đoàn Doanh nghiệp Algeria do Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủ công mỹ nghệ Algeria dẫn đầu. Nhân dịp này, VCCI đã tổ chức Hội thảo Hợp tác Thương mại và Đầu tư Việt Nam-Algeria tại Hà Nội.
Tháng 4/2010, Đoàn doanh nghiệp gồm 59 thành viên tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Algeria . Tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-An giê ri.
V. Thông tin cần thiết
1. Đại sứ quán Việt nam tại Algeria:
Địa chỉ: 30, Rue Chenoua, Hydra, Alger
Điện thoại: 00-213-2 69 2752
Fax: 00-213-2 69 3778
Đại sứ: Mr. Vũ Đình Cường
2. Thương vụ Việt Nam tại Algeria:
Địa chỉ: No.14, rue G Les Crêtes, Hydra, Alger, Algeria
Tel: 00 213 21 601189
Fax: 00 213 21 601181
Tham tán: Nguyễn Văn Mùi