I-xra-en
I. Khái quát
1. Hệ thống chính trị :
· Tên quốc gia: Nhà nước I-xra-en
· Thể chế chính trị: Cộng hòa. Quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng
· Ngày quốc khánh: 14/5/1948. Hàng năm ngày này thay đổi theo dương lịch vì I-xra-en sử dụng lịch riêng của mình.
· Thủ đô: Jerusalem
· Đứng đầu nhà nước:
Tổng thống: Shimon PERES (từ 15/7/2007);
Thủ tướng: Binyamin NETANYAHU (từ 31/3/2009);
Ngoại trưởng: Vigdor Liebermen (31/4/2009)
· Tôn giáo: 76,4% người Do Thái, Hồi giáo 16%, Ả rập Kitô hữu 1,7%, khác 0,4% Kitô giáo, Druze 1,6%, không xác định 3,9% (2004)
· Ngôn ngữ: : Tiếng Do thái (Hebrew) là ngôn ngữ chính thức, tiếng A-rập là ngôn ngữ chính thức trong cộng đồng dân tộc A rập và tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng rộng rãi nhất
2.Đặc điểm địa lý
· Vị trí địa lý: I-xra-en nằm ở phía Đông Địa Trung hải, phía Bắc giáp Li-băng, Đông Bắc giáp Xi-ri, Đông giáp Gioóc-da-ni, Nam và Tây-Nam giáp Ai-cập.
· Diện tích: 22,072 km2, kể cả Đông Jerusalem
· Khí hậu: Ôn hòa ngoại trừ khu vực sa mạc miền Đông và Nam nóng và khô.
· Tài nguyên: gỗ, potash, quặng đồng, khí đốt tự nhiên, đá phosphate, bromide magiê, đất sét, cát
3. Con người
· Dân số: 7,473,052 (7/ 2010 est.)
· Dân tộc: Do Thái 76,4% (trong đó I-xra-en-sinh 67,1%, Châu Âu / Mỹ-sinh 22,6%, châu Phi-sinh 5,9%, châu Á-sinh 4,2%), không phải người Do Thái 23,6% (chủ yếu là Ả Rập)
· Cấu trúc tuổi
0-14 tuổi: 27.6% (nam 1,057,113/nữ 1,008,978)
15-64 tuổi: 62.2% (nam 2,358,858/nữ 2,292,281)
65 tuổi trở lên: 10.1% (nam 331,034/nữ 424,788) (2011 est.)
· Tỉ lệ tăng dân số: 1.584% (2011 est.)
4. Lịch sử
Nhà nước I-xra-en được thành lập theo nghị quyết 181(II) năm 1948 của Liên Hiệp quốc nhưng bị các nước A-rập bác bỏ. Bốn cuộc chiến tranh Trung Đông xảy ra sau đó đã làm cho các nước Arập mất thêm đất đai và tình hình khu vực càng trở nên phức tạp.
Năm 1979, I-xra-en ký Hiệp ước Hoà bình với Ai-Cập, năm 94 ký với Gioóc-đa-ni, và hiện Bộ Tứ ( Mỹ, Nga, EU, LHQ) đang thúc đẩy “Lộ trình Hòa bình" nhằm tiến tới thành lập một nhà nước Pa-le-xtin chung sống hòa bình bên cạnh Nhà nước I-xra-en vào năm 2005
5.Chính trị
- Thể chế: Cộng hòa. Quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng.
- Đảng phái chính trị: Trên 10 đảng đang hoạt động, lớn nhất trong số đó là Likud và Công đảng.
- Tình hình chính trị-Xã hội: Mâu thuẫn về cách thức bảo đảm an ninh và xử lý tranh chấp với người Pa-le-xtin đang chia rẽ xã hội, đảng phái, Chính phủ, Quốc hội nhưng sự gắn kêt vẫn còn vững chắc, kinh tế ổn định, khoa học-công nghệ phát triển mạnh.
II. Kinh tế
1.GDP theo PPP: $217.1tỷ usd (2010)
· GDP/đầu người: $29,500
· Tốc độ tăng trưởng GDP: 3.4%
1. Cơ cấu GDP
Nông nghiệp:
Sản phẩm nông nghiệp:cam chanh, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm sữa
Công nghiệp:
Sản phẩm công nghiệp: sản phẩm công nghệ cao (bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, hỗ trợ máy tính thiết kế và sản xuất, y tế điện tử, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, bồ tạt và phốt phát, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, caustic soda, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, nhựa, cắt kim cương, dệt may, giày dép
3.Đặc điểm kinh tế chung
3.1 Tổng quan kinh tế
I-xra-en có một nền kinh tế thị trường hướng vào công nghệ với sự can thiệp khá lớn của chính phủ. Nó phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô, ngũ cốc, nguyên liệu thô và các thiết bị quân sự. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế nhưng I-xra-en đã phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp và nông nghiệp của mình trong 20 năm qua. I-xra-en nhập khẩu phần lớn lượng ngũ cốc nhưng nó đã tự cung cấp đủ các nông sản khác. Kim cương đã chế tác, thiết bị công nghệ cao, nông sản (rau và hoa quả) là những sản phẩm xuất khẩu chính.
Cuộc xung đột giữa I-xra-en và Palestin; những khó khăn trong lĩnh vực du lịch, xây dựng và công nghệ cao; và chính sách tài khóa nghiêm ngặt trước tình hình lạm phát đang gia tăng đã làm cho GDP của I-xra-en giảm nhẹ trong năm 2001 và 2002. Nhưng đến năm 2003 nền kinh tế đã tăng trưởng 1% với sự cải thiện trong đầu tư trực tiếp nước ngoài và du lịch. Trong năm 2004, tăng lòng tin cho người tiêu dùng và doanh nghiệp - cũng như cầu cao hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu từ I-xra-en đã đẩy GDP lên 3,9%.
I-xra-en tiếp tục chính sách tạo lập một nền kinh tế hiệu quả và hướng ngoại, gồm tự do hóa thương mại và trao đổi ngoại hối, giảm thâm hụt ngân sách và trợ cấp nhà nước, phi điều tiết hóa. I-xra-en tiếp tục thực hiện tự do hóa thương mại đơn phương trong ngành công nghiệp để công nghiệp nội địa cạnh tranh tự do với sản phẩm nước ngoài. Các rào cản phi thuế và hạn chế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp được bãi bỏ, mức thuế MFN đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp giảm xuống còn từ 0 đến 12%.
I-xra-en đang tiếp tục mở rộng hệ thống các hiệp định thương mại song phương đồng thời với việc tăng cường tự do hóa thương mại ở mức đa phương. I-xra-en đã có hiệp định thương mại tự do với EU, Mỹ, các nước EFTA, các nước Bắc Mỹ, Thố Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Slovak, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Rumani và Bungari. Ngoài các nước thành viên của WTO, I-xra-en có hiệp định MFN với Liên bang Nga, Ucraina, Uzbekistan, Kazakhstan và Việt Nam.
3.2 Công nghiệp
Công nghiệp I-xra-en tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa vào đối mới công nghệ như: y học, điện tử, công nghệ sinh học, viễn thông, phần cứng và phần mềm máy tính, năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, dược phẩm, cơ khí, hàng không. Ngoài ra I-xra-en còn có các ngành khác khá phát triển như: gỗ và các sản phẩm giấy, kali cacbonat và phosphates, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, chế tác kim cương, dệt may và giày dép
3.3 Nông nghiệp
I-xra-en có các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp được cơ khí hóa cao, nhất là về tưới tiêu, phân bón, ứng dụng kỹ thuật trong cải tạo đất, giống, tổ chức sản xuất và chế biến… Hàng năm I-xra-en xuất khẩu khoảng hơn 500 triệu USD các sản phẩm nông nghiệp. Ngành nông nghiệp I-xra-en có thể đáp ứng được đến 93% nhu cầu thực phẩm tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm quả họ cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, sản phẩm sữa … I-xra-en nhập khẩu một số sản phẩm như ngũ cốc, hạt có dầu, thịt, cà phê, côca, đường…
3.4 Ngoại thương
· Kim ngạch xuất khẩu đạt $54.31 tỷ USD (f.o.b năm 2010).
o Các mặt hàng xuất khẩu chính của I-xra-en gồm máy móc thiết bị, phần mềm, kim cương đã chế tác, nông sản, hóa chất, dệt may…
o Bạn hàng xuất khẩu chính là Mỹ (35.05%), Hong Kong (6.02%), Bỉ ( 4.95% ) (2009)
· Kim ngạch nhập khẩu $55.6 tỷ USD (f.o.b năm 2010).
o Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm nguyên liệu thô, thiết bị quân sự, hàng hóa đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu, ngũ côc, hàng tiêu dùng…
o Bạn hàng nhập khẩu chính là Mỹ (12.35%), Trung Quốc (7.43%), Đức (7.1%), Thuỵ Điển (6.94%), Bỉ (5.42%), Ý (4.49%), Anh (4.03%), Hà Lan ( 3.98% ) (2009)
· Dự trữ vàng và ngoại hối: $66.98 tỉ (31/12/2010)
4. Đối ngoại
- I-xra-en là thành viên của Liên Hiệp quốc và các tổ chức chuyên môn của LHQ, nhiều tổ chưc quốc tế khác, thành viên liên kết của một số tổ chức Châu Âu, không tham gia các tổ chức Châu Á.
- Đường lối đối ngoại: củng cố vị thế của một nước nhỏ nằm giữa thế giới Hồi giáo, A-rập bằng cách mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Hiện nay I-xra-en có quan hệ ngoại giao với trên 160 nước, nhưng đối tác chiến lược là Mỹ.
- Trong vòng một thập kỷ qua, quan hệ chính trị giữa I-xra-en với Châu Âu giảm sút đáng kể. Một số thành viên EU, đặc biệt là Pháp, nghiêng về phía A-rập, gây nên bất bình của I-xra-en, ảnh hưởng tiêu cực đói với việc thúc đẩy Lộ trình Hòa bình.
5.Tỷ lệ lạm phát: 2.6% (2010)
6. Nợ nước ngoài: $89.68 tỷ
7. Tiền tệ: 1USD= 3,74 ILS (2010)
8.Thông tin về viễn thông, giao thông, hệ thống ngân hàng, thuế khoá :
· Điện thoại: 3.25 triệu đường dây
· Điện thoại di động: 9.022 triệu
· Đánh giá chung: hầu hết các hệ thống phát triển cao ở Trung Đông mặc dù không phải là lớn nhất
· Giao thông:
Sân bay: 48
Sân bay có đường băng rải nhựa: 30
Sân bay có đường băng không rải nhựa: 18
· Cảng biển: Ashdod, Elat (Eilat), Hadera, Haifa
III. Quan hệ Việt Nam - I-xra-en
1. Quan hệ Ngoại giao:
- Việt Nam và I-xra-en lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1993. Tháng 12 cùng năm, I-xra-en mở Đại sứ quán tại Hà Nội, khởi đầu nhiều hoạt động mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm khoa học-công nghệ...đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiêp, thủy lợi, y tế.
- I-xra-en cấp cho Việt Nam hàng trăm học bổng đào tạo ngắn hạn, cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, thiết lập các trại nông nghiệp mẫu tại Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội...
- I-xra-en cũng đóng góp giúp ta khắc phục một số vụ thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, khám bệnh cho người nghèo, giúp trẻ em tàn tật...
- Mặc dù bị hạn chế bởi tình hình Trung Đông, trao đổi thương mại Việt Nam – I-xra-en tăng lên hàng năm và đạt khoảng 68 triệu đô la (2005) lên gần 80 triệu năm 2006 và 147 triệu năm 2007. Việt Nam xuất giầy dép , quần áo, nông sản và nhập từ I-xra-en thiết bị công nghệ cao, hoá chất, phân bón…. Các công ty I-xra-en tham gia liên doanh, đầu tư vào một số dự án tại Việt Nam, như toà Landmark ở Hà Nội và Capital Fund Tp Hồ Chí Minh. I-xra-en hiện xếp thứ 56/81 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
- Các đoàn I-xra-en thăm Việt Nam: Tổng giám đốc Bộ Ngoại Giao ( Thứ trưởng) J. Hadass thăm Việt Nam 3/93; Trưởng Ban đối ngoại Công Đảng I-xra-en (11/1995); Bộ trưởng Tài chính Schohat (1/1996); Bộ trưởng Bưu điện L Livnat (6/1997); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp (8/1997); Bộ trưởng Hạ tầng Quốc gia E. Zanberg (8/2004); Bộ trưởng Nông nghiệp (5/2007), Thứ trưởng Ngoại giao (11/2007).
Các đoàn Việt Nam thăm I-xra-en: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (5/1993); Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (7/1993); Đoàn Liên bộ do Thứ trưởng Công nghiệp Nguyễn Minh Thông dẫn đầu (12/1994); Phó Ban đối ngoại TƯ Đảng Đỗ Văn Tài thăm (3/1995), dự đại hội Công đảng I-xra-en (1997); Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ (4/1995); Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (2000); Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo (2001); Thứ trưởng Thương mại Đỗ Như Đính (2005), Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng (4/2008).
- Các Hiệp định đã ký kết: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, nông nghiệp, thương mại, khoa học-kỹ thuật; Hợp tác Hải quan, Du lịch, nông nghiệp, Hiệp định Thương mại; Hiệp định hợp tác văn hoá; Hiệp định hợp tác vận tải hàng không. (Tháng 6/2007).
Việt Nam và I-xra-en đã ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại ngày 25/8/2004 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng I-xra-en . Trong hiệp định có điều khoản MFN và NT (đối xử quốc gia).
2.Quan hệ Thương mại:
Kim ngạch XNK Việt Nam-I-xra-en từ 2001- 6 tháng đầu năm 2011
(Đơn vị: triệu USD)
Năm | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng kim ngạch |
2001 | 17,81 | 12,65 | 30,46 |
2002 | 19,44 | 17,02 | 36,46 |
2003 | 22,57 | 21,62 | 44,19 |
2004 | 31,60 | 34,40 | 66 |
2005 | 34,53 | 35,40 | 69,93 |
2006 | 43,42 | 41,27 | 84,69 |
2007 | 57,27 | 83,41 | 140,68 |
2008 | 82,69 | 76,85 | 159,54 |
2009 | 76,94 | 129,39 | 206,33 |
2010 | 97,48 | 124,89 | 222,37 |
7/2011 | 69,53 | 64,306 | 133.836 |
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VIỆT NAM- I-XRA-EN 6 tháng đầu năm/2011
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | | 0 | 77,754 |
Điện thoại các loại và LK | | 0 | 60,888 |
Cao su | | 141 | 22,077 |
Chất dẻo nguyên liệu | | 585 | 657,425 |
Dây điện & dây cáp điện | | 0 | 27,603 |
Dược phẩm | | 0 | 508,113 |
Gỗ và sản phẩm từ gỗ | | 0 | 15 |
Hàng rau quả | | 0 | 1,881,006 |
Hóa chất | | 0 | 1,560,202 |
Hàng húa khỏc | | 24 | 4,405,571 |
-Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống | | 0 | 74,701 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | | 0 | 242 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 10,051,769 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện | | 0 | 1,978,854 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | | 0 | 397 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | | 0 | 2,173 |
Phân bón | | 715 | 713,536 |
Phân Kali | | 93,855 | 41,147,770 |
Phân NPK | | 2 | 3,084 |
Sản phẩm hóa chất | | 0 | 504,488 |
Sản phẩm từ cao su | | 0 | 123,161 |
Sản phẩm từ chất dẻo | | 0 | 1,057,727 |
Sản phẩm từ dầu mỏ khác | | 0 | 290 |
Sản phẩm từ giấy | | 0 | 802,104 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | | 0 | 4,760 |
Sản phẩm từ sắt thép | | 0 | 1,089,272 |
Sắt thép loại khác | | 1 | 642 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | | 0 | 41,437 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | | 0 | 2,735,085 |
Vải các loại | | 0 | 696 |
Xơ, sợi dệt các loại | | 1 | 6,667 |
Tổng | | | 69,539,509 |
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU VIỆT NAM- I-XRA-EN 6 tháng đầu năm 2011
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Điện thoại các loại và linh kiện | | 0 | 7,822,777 |
Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc | | 0 | 45,624 |
Cà phê | | 4,309 | 8,782,483 |
Cao su | | 121 | 563,674 |
Chất dẻo nguyên liệu | | 686 | 1,925,330 |
Chè | | 108 | 157,396 |
Gạo | | 4,911 | 3,236,614 |
Giày dép các loại | | 0 | 6,963,644 |
Hàng rau quả | | 0 | 32,630 |
Hàng thủy sản | | 0 | 13,907,062 |
Hạt điều | | 584 | 5,122,250 |
Hạt tiêu | | 434 | 2,100,841 |
Hóa chất | | 0 | 225,145 |
Hàng hóa khác | | 0 | 2,593,120 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | | 0 | 34,398 |
Linh kiện phụ tùng ôtô khác | | 0 | 171,874 |
Máy ảnh, máy quay phim và LK | | 0 | 10,778 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 1,374,315 |
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện | | 0 | 1,136,273 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | | 0 | 20,105 |
Sản phẩm dệt, may | | 0 | 2,852,218 |
Sản phẩm gốm, sứ | | 0 | 312,066 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | | 0 | 455,550 |
Sản phẩm từ sắn | | 166 | 104,076 |
Sản phẩm từ cao su | | 0 | 930,208 |
Sản phẩm từ chất dẻo | | 0 | 378,165 |
Sản phẩm từ gỗ | | 0 | 1,301,379 |
Sản phẩm từ giấy | | 0 | 352,263 |
Sản phẩm từ kim loại thường | | 0 | 887 |
Sản phẩm từ sắt thép | | 0 | 69,250 |
Sắt thép loại khác | | 40 | 42,132 |
-Tàu thuyền các loại | | 0 | 210 |
Thủy tinh và các sản phẩm bằng thuỷ tinh | | 0 | 1,233 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù | | 0 | 984,119 |
Vải các loại | | 0 | 120,270 |
Xơ, sợi dệt các loại | | 55 | 175,763 |
Tổng | | | 64,306,122 |
(Nguồn : Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Nhìn chung, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và I-xra-en tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây. Cán cân thương mại nghiêng về phía bất lợi cho ta. Ta chủ yếu xuất các sản phẩm như hải sản, hạt điều, cà phê, giầy dép, hạt tiêu, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ...Các sản phẩm ta nhập từ phía I-xra-en là phân bón, máy móc thiết bị và phụ tùng, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hoá chất, thuốc trừ sâu...
IV. Quan hệ hợp tác với VCCI
Tháng 11/2008, VCCI phối hợp với Phòng Thương mại I-xra-en-Việt Nam và tổ chức hợp tác phát triển kinh tế I-xra-en của I-xra-en đã tổ chức đoàn doanh nghiệp (11 người) sang khảo sát thị trường và tổ chức hội thảo tại I-xra-en.
Tháng 01/2009, VCCI đã phối hợp với Đại sứ quán I-xra-en tại Hà Nội tổ chức Hội thảo truyền hình trực tiếp giới thiệu về “Công nghệ Nông nghiệp I-xra-en-khả năng hợp tác với Việt Nam”. Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân , Giám đốc Sở Nông nghiệp và các doanh nghiệp của các tỉnh Hải Dương, Nam định và Thái nguyên đã tham dự sự kiện này.
Tháng 3/2009, VCCI đã phối hợp với Đại Sứ quán I-xra-en tại Việt Nam tổ chức buổi Toạ đàm giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Tổng Công ty Bảo hiểm xuất khẩu I-xra-en (Ashra) nhân chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Ashra.
Từ ngày 17-21/01/2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại Sứ quán Việt Nam tại I-xra-en đã tổ chức đón tiếp đoàn 11 doanh nghiệp I-xra-en sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên đoàn doanh nghiệp I-xra-en đến Việt Nam, nhân dịp này, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-I-xra-en đã được tổ chức tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Diễn đàn đã thu hút được đông đảo sự quan tâm và tham gia của doanh nghiệp Việt Nam.
V. Thông tin cần thiết
1. Đại sứ quán của I-xra-en tại Vietnam
68 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (84 4) 8433140
Fax: (84 4) 8435760
2.Đại sứ quán của Việt Nam tại I-xra-en
Beit Asia, 4 Weizman Str. Tel Aviv, Israel
Email:
vnembassy.il@mofa.gov.vn;
vnembassy.il@gmail.comFax: 00-972-3-6966243
Các số điện thoại liên hệ:
+ Văn phòng Đại sứ quán (tổng đài): 00-972-3-6966304; 00-972-3-6966311
+ Đại sứ: 00-972-3-6093689
+ Thamtán: 00-972-3-6093704
+ Bộ phận lãnh sự: 00-972-3-6966304 Ext. 104