Senegal
I. Khái quát
1. Hệ thống chính trị:
· Tên đầy đủ: Cộng hòa Senegal
· Thể chế chính trị: Cộng hòa
· Quốc khánh : 4/4/1960
· Tôn giáo : Hồi giáo 94%, Thiên chúa giáo 1%, tôn giáo cổ truyền 5%
· Ngôn ngữ : Chính thức Tiếng Pháp
· Tổng thống: Abdoulaye Wade (1/4/2000)
Thủ tướng: Soulayemane Ndene NDIAYE (1/5/2009)
Ngoại trưởng : Cheikh Tidiane Gadio
2. Đặc điểm địa lý:
· Vị trí: nằm ở khu vực Tây Phi, Bắc giáp Mauritanie ; Đông giáp Mali, Nam giáp Guinée và Guinée Bissau; Tây giáp Đại Tây Dương. Nước Gambia nằm lọt giữa Senegal
· Diện tích: 196,722 km2
· Thủ đô : Dakar
· Khí hậu: nhiệt đới, nóng ẩm, mùa mưa (từ tháng 5- tháng 11 ) có gió đông nam mạnh, mùa khô (từ tháng 12-tháng 4) bị chi phối bởi gió Hamarttan nóng ,khô
· Tài nguyên: cá, phốt phát, quặng sắt.....
3. Lịch sử:
Từ thế kỷ 15, các thương gia Bồ Đào Nha đặt chân lên Senegal . Thế kỷ 16, các lái buôn Anh, Pháp, Hà lan bắt đầu cạnh tranh với Bồ. Năm 1898, Senegal trở thành thuộc địa của Pháp nằm trong khối Tây Phi thuộc Pháp. Sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Senegal phát triển mạnh mẽ.
Tháng 1/1958 Senegal trở thành nước Cộng hoà tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp và sau đó cùng với Sudan thuộc Pháp (tức Mali) thành lập Liên bang Mali.
Tháng 6/1960, Liên bang Mali tan vỡ, Senegal tuyên bố độc lập (9/1960).
4. Chính trị:
Thể chế: Cộng hoà Tổng thống. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia kiêm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang và được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp, nhiệm kỳ 7 năm. Quốc hội gồm 120 ghế được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
Đảng phái chính trị: Senegal thực hiện chế độ đa đảng : Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Dân chủ Senegal (Parti Démocratique). Đảng đối lập chính là đảng Xã hội (Parti Socialiste).
Từ đầu những năm 1980, Senegal phải đối phó với phong trào ly khai ở vùng Casamance do Đảng Phong trào các lực lượng dân chủ Casamance ( MFDC) khởi xướng. Từ giữa những năm 1990, phong trào ly khai đã phát triển thành xung đột vũ trang. Chính phủ vẫn làm chủ được tình hình. Từ tháng 1/1999, tiến trình hoà bình đã được đưa ra. Tháng 3/2001, thoả thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Chính phủ và MFDC. Tình hình chính trị tại Senegal hiện nay tương đối ổn định.
5. Con người:
· Dân số: 12,643,799 (7/ 2011 est.)
· Cấu trúc tuổi:
0-14 tuổi: 43.3% (male 2,748,457/female 2,722,633)
15-64 tuổi: 53.9% (male 3,200,056/female 3,611,173)
65 tuổi trở lên: 2.9% (male 166,577/female 194,903) (2011 est.)
· Tỉ lệ tăng dân số: 2.557% (2011 est.)
· Tuổi thọ trung bình: 59.78 tuổi
· Thành phần:
Khi khai sinh:1.03 nam/nữ
Dưới 15 tuổi: 1.01 nam/nữ
Từ15-64 tuổi: 0.98 nam/nữ
Từ 65 tuổi trở lên: 0.87 nam/nữ
Tổng dân số: 0.99 nam/nữ
II. Kinh tế
· GDP: 23.86 tỷ USD (2010)
· Tốc độ tăng trưởng: 3.9%
· GDP/ người: 1,900 usd
- Cơ cấu GDP:
- Sản phẩm nông nghiệp: lạc, ngũ cốc, gạo, bông, khoai tây, cá…
- Công nghiệp: chế biến nông nghiệp, cá, khai thác mỏ, sản xuất phân bón, đóng và sửa chữa tàu…
- Đặc điểm kinh tế tổng quan:
Senegal là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản chỉ có phốt phát nhưng trữ lượng không lớn.
Từ năm 1985, Senegal bắt đầu thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo chương trình hợp tác với IMF, tự do hoá nền kinh tế và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tháng 1/1994, Senegal đã tiến hành một chương trình cải cách kinh tế táo bạo với sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Hàng năm Senegal nhận được khoảng 60 triệu USD vốn vay từ các nguồn bên ngoài.
Senegal nhập khẩu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp; xuất khẩu lạc và các chế phẩm từ lạc, cá, cá hộp, phốt phát, bông, sản phẩm từ dầu mỏ.
Các bạn hàng chính là Pháp, Mỹ, Tây Đức, Canada.
Là thành viên của Cộng đồng kinh tế Tây phi (ECOWAS); WTO và một trong những nước đề xuất ra Sáng kiến đối tác mới vì sự phát triển châu Phi (NEPAD), Senegal chủ trương đẩy mạnh hội nhập khu vực và thống nhất mức thuế xuất trong khu vực.
- Lực lượng lao động: 5.53 triệu người (2010) phân chia như sau:
· Nông nghiệp: 77.5%
· Công nghiệp và dịch vụ: 22.5%
- Tỉ lệ thất nghiệp: 48% (2007)
- Thu/chi ngân sách:
· Thu : 2.726 tỷ usd
· Chi: 3.315 tỷ usd
- Kim ngạch xuất nhập khẩu:
5.1. Xuất khẩu: 2.112 tỷ USD
· Mặt hàng XK chính: cá, lạc(đậu phộng), sản phẩm dầu mỏ, phốt phát, bông
· Bạn hàng chính: Mali 20.12%, Ấn Độ 9.84%, Gambia 5.58%, Pháp 5.02%, Italia 4.23%
5.2.Nhập khẩu: 4.474 tỷ USD
· Mặt hàng NK chính: thực phẩm và đồ uống, hàng hóa cơ bản , nhiên liệu
· Bạn hàng chính: Pháp 19.58%, Anh 9.64%, Trung Quốc 8.08%, Hà Lan 5.64%, Thái Lan 4.75%, Mỹ 3.97%
- Đơn vị tiền tệ: Đồng CFA Franc; Tỉ giá : 507.71 F CFA= 1 USD (2010)
- Tỷ lệ lạm phát: 1.2%
- Nợ nước ngoài: 3.885 tỷ USD
- Thông tin về viễn thông, giao thông, hệ thống ngân hàng, thuế khoá :
· Điện thoại: 278,800 đường dây
· Điện thoại di động: 6.902 triệu
· Đánh giá chung: hệ thống thông tin tốt.
· Giao thông: Sân bay: 20
Sân bay có đường băng rải nhựa: 10
Sân bay có đường băng không rải nhựa: 10
· Cảng biển: Dakar
- Đối ngoại:
Senegal là thành viên Liên hợp quốc, UA (trước là OUA), KLK, ICO, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp và hàng chục tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Hiện nay, Senegal theo đuổi đường lối đối ngoại đa dạng hoá, mở cửa nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật. Senegal quan hệ mật thiết với phương Tây, nhất là Pháp. Pháp là nước viện trợ nhiều nhất cho Senegal, và hiện vẫn cung cấp chuyên gia kỹ thuật, quân sự cho Senegal. Hiện nay, Pháp với Hiệp định phòng thủ ký với Senegal từ khi quốc gia này giành độc lập vẫn luôn có 1.200 quân tại đây. Từ cuối những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường quan hệ với Senegal trong các lĩnh vực kinh tế, đào tạo. Hiện nay, trong khuôn khổ của chương trình " Sáng kiến đối phó với khủng hoảng ở Châu Phi của Mỹ"( ACRI-2001), Mỹ đã gửi các chuyên gia quân sự tới giúp Senegal đào tạo các binh lính gìn giữ hoà bình.
Senegal chủ trương duy trì quan hệ láng giềng tốt với Mauritania, Gambia và Guinée Bissau. Tuy vậy, do xung đột ở vùng Casamance, vấn đề người tỵ nạn Senegal và các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, quan hệ giữa Senegal và các nước này có lúc căng thẳng.
III. Quan hệ Việt Nam - Senegal
1. Ngoại giao:
- Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam : 29/12/1969. Ta lập Đại Sứ quán tháng 9/1973, đóng cửa Đại Sứ quán năm 1980 do khó khăn về tài chính. Hiện nay Đại sứ ta tại Algerie kiêm nhiệm Senegal.
Trao đổi đoàn:
+ Phía Việt Nam: đoàn Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (1995), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1996).
+ Phía Senegal: đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Senegal (năm 1996 và 1999).
Các Hiệp định đã ký giữa hai bên: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật (1995), Hiệp định hợp tác ba bên giữa Việt Nam- FAO - Senegal (1996). Từ 1997-2005, hàng năm ta đưa khoảng 100 chuyên gia nông nghiệp sang làm việc tại Senegal. Bạn đánh giá rất cao hiệu quả làm việc của chuyên gia ta.
2. Quan hệ thương mại:
Kim ngạch Xuất nhập khẩu Việt Nam-Senegal từ 2005-7/2011
Đơn vị Triệu USD
Năm | Tổng kim ngạch | Nhập khẩu | Xuất khẩu |
2005 | 42.64 | 0.75 | 41.89 |
2006 | 10.93 | 1.45 | 9.48 |
2007 | 15.98 | 6.11 | 9.87 |
2008 | 115.12 | 11 | 104.12 |
2009 | 109.43 | 5.09 | 104.34 |
2010 | 92.47 | 12.12 | 80.35 |
2011 | 156.22 | 13.64 | 142.58 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Kim ngạch Xuất nhập khẩu Việt Nam- Senegal (7/2011)
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Bông các loại | | 1,433 | 3,962,215 |
Hàng húa khỏc | | 0 | 5 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 26,313 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện | | 0 | 2,150 |
Phế liệu sắt thép | | 22,106 | 9,646,224 |
Sản phẩm từ chất dẻo | | 0 | 90 |
Sản phẩm từ giấy | | 0 | 172 |
Tổng | | | 13,637,168 |
Tên hàng | ĐVT | Lượng | Trị giá USD |
Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc | | 0 | 224,183 |
Gạo | | 330,837 | 133,038,816 |
Giày dép các loại | | 0 | 480 |
Hàng rau quả | | 0 | 105,990 |
Hàng thủy sản | | 0 | 43,200 |
Hạt tiêu | | 295 | 1,536,048 |
Hàng húa khỏc | | 0 | 783,854 |
Kim loại thường khác | | 0 | 61,931 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | | 0 | 4,499,118 |
Các loại linh kiện khác | | 0 | 202,782 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng | | 0 | 31,000 |
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện | | 0 | 619,804 |
Sản phẩm từ sắn | | 1,119 | 750,997 |
Sản phẩm từ cao su | | 0 | 634,035 |
Sản phẩm từ chất dẻo | | 0 | 6,127 |
Sản phẩm từ gỗ | | 0 | 40,819 |
Sản phẩm từ giấy | | 0 | 3,520 |
Tổng | | | 142,582,702 |
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Nhìn chung, kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước tăng trưởng đột biến trong những năm gần đây, cán cân thương mại luôn nghiêng về phía có lợi cho ta. Các sản phẩm xuất khẩu của ta sang Senegal chủ yếu là gạo (chiếm 75% kim ngạch ), sản phẩm dệt may, linh kiện phụ tùng xe máy, săm lốp ô tô, sản phẩm cao su…Các sản phẩm nhập khẩu từ Senegal chủ yếu là bông, sắt thép phế liệu…
IV. Quan hệ hợp tác với VCCI
Phòng Thương mại hai nước cho đến nay chưa có ký kết thoả thuận hợp tác. Việc trao đổi đoàn vẫn còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở mức trao đổi thông tin.
V. Thông tin cần thiết
1. Đại sứ quán Việt Nam tại Algierie kiêm nhiệm Senegal:
Địa chỉ: 30 Rue Chénoua, Hydra, Alger
Tel: 213-2-69 21 79
Fax: 213-2-69 37 78
E mail:
sqvnalger@yahoo.com2. Đại sứ quán Senegal tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam:
Địa chỉ: 1 Ri Tan Dong Yi Jie, Jian Guo Men Wai, Beijing
Tel: (86 -10) 65 32 25 93/ 6532 2576