Mời tham gia gian hàng tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2023
Mời tham gia gian hàng tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2023
 Cửa hàng Hồng Nhi

Danh sách hội chợ triển lãm

Hội nhập Quốc Tế

Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Khách viếng thăm: 18
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1076
  • Tháng hiện tại: 11732
  • Tổng lượt truy cập: 14073850

Quảng cáo

Bảo Vệ người tiêu dùng




Xúc tiến thương mại Vĩnh Long
Sàn TMĐT Thái Bình
Sàn thương mại điện tử tỉnh Kon Tum

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Hội chợ - Triển lãm
033 3626 720
hoichotrienlam@qnitrde.gov.vn
Đào tạo - Tập huấn
033 2476 066
daotaotaphuan@qnitrde.gov.vn
Hỗ trợ doanh nghiệp
033 3626 728
hotrodoanhnghiep@qnitrde.gov.vn
Thương mại điện tử
033 3626 728
thuongmaidientu@qnitrde.gov.vn
qnitrade_tmdt

Qnitrade   Hồ sơ thị trường   CHÂU PHI và TRUNG ĐÔNG  

Tadania

Đăng lúc: Thứ ba - 31/01/2012 15:53 - Người đăng bài viết: lequanghung

Tanzania

I. Khái quát


1. Hệ thống chính trị :
· Tên đầy đủ: Cộng hòa Thống nhất Tanzania
· Tên Tiếng Anh: United Republic of Tanzania
· Thể chế chính trị: Cộng hòa
· Quốc khánh: 26/4/1964
· Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (30%), Đạo hồi (35%),Tín ngưỡng cổ truyền (35%).
· Ngôn ngữ: tiếng Swahili và tiếng Anh (dùng cho đối ngoại,thương mại, hành chính, giáo dục), tiếng Ả rập và một số thổ ngữ khác.
· Tổng thống: Jakaya Mrisho Kikwete
Thủ tướng: Edward Lowassa
  1. Lịch sử:
Ngay sau khi giành được độc lập từ Anh vào đầu những năm 1960, Tanganyika và Zanzibar hợp nhất để hình thành các quốc gia của Tanzania năm 1964. Một đảng cai trị đã kết thúc vào năm 1995 với các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tổ chức tại nước này kể từ những năm 1970. Tình trạng bán tự trị của Zanzibar và phe đối lập phổ biến đã dẫn tới hai cuộc bầu cử từ năm 1995, trong đó đảng cầm quyền thắng mặc cho tuyên bố các quan sát viên quốc tế về bầu cử bất thường.
  1. Đặc điểm địa lý:
· Vị trí: nằm ở Đông Nam Châu Phi giáp Kenya, Uganda, Rwanda, Burundi, CHDC Công gô, Zambia, Malawi và Mozambique, phía Đông giáp Ấn Độ Dương. Tanzania bao gồm: vùng đất liền Tanganyika và các đảo Zanzibar, Pemba và Mafia.
· Diện tích: 947,300 km2
· Thủ đô: Dar es Salaam
· Khí hậu: Đa dạng từ nhiệt đới dọc bờ biển đến ôn đới ở vùng cao nguyên
· Tài nguyên: Thủy điện, thiếc, phốt phát, quặng sắt, than đá, kim cương, đá quý,vàng, khí tự nhiên, niken.
  1. Con người:
· Dân số: 42,746,620 (7/ 2011 est.)
· Cấu trúc tuổi:
0-14 tuổi: 42% (nam 9,003,152/nữ 8,949,061)
15-64 tuổi: 55.1% (nam 11,633,721/nữ 11,913,951)
65 tuổi trở lên: 2.9% (nam 538,290/nữ 708,445) (2011 est.)
· Tỉ lệ tăng dân số: 2.002% (2011 est.)
· Tuổi thọ trung bình: 52.85 tuổi
· Thành phần:
Khi khai sinh: 1.03 nam/nữ
Dưới 15 tuổi: 1.01 nam /nữ
Từ 15-64 tuổi: 0.98 nam/nữ
Từ 65 tuổi trở lên: 0.77 nam/nữ
Tổng số: 0.98 nam/nữ  (2011)

II. Kinh tế


 

 
  1. Đặc điểm kinh tế tổng quan:
 
Nền kinh tế Tanzania phụ thuộc vào nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm phải nhập khẩu lương thực. Cơ giới hoá chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc.
 
Về nông nghiệp: Tanzania đứng đầu thế giới về xuất khẩu sợi Sisal khoảng 181 000 tấn/năm. Ngoài ra, Tanzania còn có cà phê Arabica, bông, đinh hương, cùi dừa, hạt điều, thuốc lá, mía… Rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Tanzania với sản lượng khai thác hàng năm hơn 30 triệu m3 gỗ.
 
Về khoáng sản: Tanzania có kim cương, đá quý, vàng, thiếc, magnesite, phốt phát, quặng sắt, niken….
 
Về công nghiệp: Tanzania có chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhưng trên thực tế phụ thuộc nhiều vào các nước công nghiệp phát triển về máy móc, kỹ thuật. Sản phẩm công nghiệp gồm : đường, bia, thuốc lá, sợi sisal, khai thác vàng và kim cương, giầy dép, xi măng, dệt may….
 

 
Về dịch vụ: Du lịch là một trong những ngành thu ngoại tệ lớn nhất và tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế Tanzania. Riêng với đảo Zanzibia, du lịch là một lĩnh vực đầy tiềm năng.
 
 
  1. GDP: $62.22 tỷ (2010)
 
· Tốc độ tăng trưởng: 6.4%
 
· GDP/người: 1,500 USD (2010)
 
 
  1. Cơ cấu GDP:
 



 
  1. Lực lượng lao động: 21.86 triệu người phân chia như sau:
 
· Nông nghiệp: 80%
 
· Công nghiệp và dịch vụ: 20%
 
 
  1. Thu/chi ngân sách:
 
· Thu: 4.263 tỷ USD
 
· Chi: 5.644 tỷ USD
 

 
6. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
 
6.1. Xuất khẩu đạt: 3.809 tỷ USD
 
· Các mặt hàng XK chủ yếu : vàng (chiếm hơn 40% giá trị XK), cà phê, bông, sợi sisal, hạt điều, khoáng sản.
 
· Các bạn hàng XK chính : Ấn độ 8.51%, Trung Quốc 7.55%, Nhật 7.12%, Hà Lan 6.21%, UAE 5.71%, Đức 5.17%
 
 
6.2. Nhập khẩu đạt: 6.334 tỷ USD
 
· Các mặt hàng NK chủ yếu : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, sản phẩm chế tạo (máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải), hoá chất, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dầu thô…
 
· Các bạn hàng NK chính : Ấn Độ 13.97%, Trung Quốc 13.71%, Nam Phi 7.8%, Kenya 6.89%, UAE 4.65%, Nhật 4.34%
 
 
  1. Đơn vị tiền tệ: đồng Shilling Tanzania (TZS) : Tỉ giá: 1,423.3 TZS=1USD (2010)
 
 
  1. Tỷ lệ lạm phát : 7.2%
 
 
  1. Đầu tư nước ngoài:
 
Cùng với các hoạt động cải cách kinh tế nói chung, môi trường đầu tư ở Tanzania được cải thiện rõ rệt. Chính Phủ đang cố gắng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với những biện pháp như thả nổi tỷ giá ngoại hối, cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động và giảm bớt những thủ tục hành chính quan liêu trong thu hút đầu tư. Nhờ vậy, hoạt động đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng. Năm 1994, vốn FDI mới đạt 50,2 triệu USD thì đến năm 2001 con số này đã tăng lên 224,4 triệu USD. Các nhà đầu tư nhiều nhất vào Tanzania đến năm 2001 là Anh, Mỹ, Nam Phi. Trung Quốc đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư tính đến năm 2001 đạt 112 triệu USD.
 
 
10. Thông tin về viễn thông, giao thông, hệ thống ngân hàng, thuế khoá:
 
· Điện thoại: 173,552 đường dây
 
· Điện thoại di động: 17.677 triệu
 
· Giao thông: Sân bay: 124
 
Sân bay có đường băng rải nhựa: 9
 
Sân bay có đường băng không rải nhựa: 115
 
· Cảng biển: Dar es Salaam
 
 

III. Quan hệ Việt Nam - Tanzania


1. Quan hệ ngoại giao:
Việt Nam và Tanzania thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ từ năm 1965. Năm 1966 ta mở Đại sứ quán tại thủ đô Dar es Salaam. Năm 1974, do khó khăn về kinh tế ta đã đóng cửa Đại sứ quán. Đến tháng 10/2002, ta đã mở lại Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania.
a. Trao đổi đoàn:
Các đoàn Việt Nam sang Tanzania:
· 1970: Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình
· 1973: Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ
· 1982: Bộ trưởng Võ Đông Giang
· Tháng 9/2001: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình
· Tháng 3/2002: Thứ trưởng Thương mại Lê Danh Vĩnh
Đoàn Tanzania sang Việt Nam:
· 1994: Nguyên Tổng thống J. Nyeree vào Việt Nam dự Hội nghị về hợp tác Nam – Nam với tư cách là Chủ tịch Phương Nam
· Tháng 5/2001: Ngoại trưởng Tanzania Jakaya Kikwete
· Tháng 11/2004: Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại ,
· Tháng 12/2004: Tổng thống Benjamin W.Mkapa
· Tháng 9/2006: Thủ tướng Edward Lowassa
· Tháng 9/2007: Bộ trưởng Nông nghiệp Tanzania
· Tháng 4/2010: Thủ tướng Tanzania ……..
b. Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký giữa hai bên:
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ và Thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp giữa Chính phủ Tanzania và Việt Nam (12/2004);
Tanzania mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp vì vậy phía Tanzania cho biết sẵn sàng dành diện tích đất canh tác nông nghiệp lớn cho Việt Nam để khai thác và hợp tác và đề nghị Việt Nam cử chuyên gia nông nghiệp, thuỷ lợi. Về y tế, bên cạnh hình thức trao đổi chuyên gia Việt Nam giúp Tanzania chữa bệnh sởi, sốt rét, lao…bạn rất quan tâm hợp tác về chế biến thuốc Đông dược và học tập ta trong lĩnh vực y học cổ truyền. Hiện Việt Nam có 02 dự án nông nghiệp đối với Tanzania đang tìm các đối tác thực hiện, đó là dự án: Kinh tế hộ gia đình tổng hợp với Tanzania (chăn nuôi, trồng lúa, cơ khí máy móc nhỏ…) và Dự án Hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, trồng và chế biến hạt điều ở đảo Zanzibar với Tanzania.
2. Quan hệ thương mại :
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Tanzania trong thập kỷ 90 vẫn còn nhiều hạn chế. Năm 1994, nước ta nhập khẩu từ Tanzania khoảng 300 000 USD. Tuy vậy, sang năm 1995 buôn bán trực tiếp giữa hai nước không có gì. Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu ổn định sang Tanzania. Đồng thời nước ta cũng nhập khẩu từ Tanzania nhưng kim ngạch còn rất thấp. Nhìn chung trong buôn bán hai chiều, Việt Nam xuất siêu rất lớn.
 
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Tanzania từ năm 2005-7/2011
(Đơn vị : triệu USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch
2005 22,48 4,75 27,23
2006 22,61 7,79 30,40
2007 18,33 3,92 22,25
2008 26,59 21,50 48,09
2009 30,08 37,85 67,93
2010 35.67 70.03 105.70
2011 19.42 17.73 37.15
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
 
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Tanzania năm 7/2011
Tên hàng ĐVT Lượng Trị giá USD
Bông các loại   2,004 8,000,500
Giấy các loại   51 40,930
Hàng húa khỏc   0 2,698,149
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày   0 60,000
Phế liệu sắt thép   317 147,314
Thức ăn gia súc và nguyên liệu   0 8,468,962
Tổng     19,415,855
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Kim ngạch nhập khẩu từ Tanzania năm 7/2011
Tên hàng ĐVT Lượng Trị giá USD
Gạo   33,110 15,953,650
Hàng thủy sản   0 106,080
Hàng hóa khác
 
  0 130,962
Nguyên liệu
 
  0 56,357
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng   0 380,834
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện   0 748,030
Sản phẩm dệt, may   0 1,385
Sản phẩm hóa chất   0 18,458
Sản phẩm từ cao su   0 30,902
Sản phẩm từ chất dẻo   0 59,559
Sản phẩm từ kim loại thường   0 61,698
Sắt thép loại khác   111 87,848
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù   0 97,135
Tổng     17,732,896
(Nguồn: Tổng cục Hải Quan)
Trong xuất khẩu của nước ta sang Tanzania, gạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (83-85%). Nhập khẩu gạo từ Việt Nam bình quân chiếm 50% nhu cầu nhập khẩu gạo hàng năm của Tanzania. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang Tanzania một số sản phẩm cao su, dệt may, nguyên vật liệu xây dựng, đồ điện…với khối lượng rất nhỏ.
Việt Nam chỉ nhập khẩu từ Tanzania một số mặt hàng chủ yếu là bông, hạt điều thô, máy móc loại nhỏ. Trong đó, bông chiếm 64% giá trị nhập khẩu của Việt Nam và Tanzania. Nói chung số lượng mặt hàng nhập khẩu ít và không ổn định.
Quan hệ về đầu tư và thương mại dịch vụ giữa hai nước hầu như chưa phát triển. Tuy nhiên hai nước bước đầu đã có hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng cụ thể là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý với Ngân hàng Trung ương Tanzania.
3. Đánh giá chung :
  • Thuận lợi :
Quan hệ chính trị ngoại giao giữa nước ta và Tanzania có truyền thống tốt đẹp. Hiệp định thương mại được ký giữa hai nước năm 2001, với quy chế MFN trong buôn bán song phương đã mở ra nhiều cơ hội làm ăn mới cho các doanh nghiệp hai nước. Đây thực sự là khung pháp lý quan trọng cho hoạt động trao đổi hàng hoá giữa hai bên.
Một số mặt hàng XK quan trọng của nước ta bước đầu đã chiếm lĩnh thị trường Tanzania mà chủ yếu là gạo. Ngoài ra Tanzania đang có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ chế biến hạt điều từ Việt Nam. Bên cạnh đó Tanzania cũng rất muốn hợp tác liên doanh với ta trong lĩnh vực dệt may, sản xuất sữa, sản xuất nước hoa quả và đặc biệt muốn hợp tác về nông nghiệp. Tanzania cũng là thị trường mà nước ta có thể nhập khẩu một số sản phẩm như bông, gỗ teck…
  • Khó khăn :
Hiện nay trao đổi thông tin giữa hai nước còn rất hạn chế, đặc biệt là thông tin trong lĩnh vực thương mại. Các doanh nghiệp của hai nước chưa hiểu biết nhiều về thị trường, về tập quán kinh doanh của nhau. Thực tế một số mặt hàng XK của Việt Nam đã xâm nhập vào thị trường Tanzania thông qua các công ty trung gian nước ngoài. Các doanh nghiệp Tanzania có khả năng tài chính còn hạn chế nên buôn bán trực tiếp theo phương thức mở L/C là khó thực hiện.

IV. Quan hệ hợp tác với VCCI


1. Thoả thuận hợp tác đã ký:
Thỏa thuận hợp tác giữa 2 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp Tanzania tại Hà Nội nhân chuyến thăm của Thủ tướng Tanzania Edward Lowassa (9/2006).
2. Trao đổi đoàn:
· Từ 4-12/4/2005, đoàn doanh nghiệp Tanzania gồm 10 thành viên sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Nhân dịp này, đoàn đã đi thăm các Bộ ngành, các doanh nghiệp, khu công nghiệp…
· Từ 5-8/ 9/2006, đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Tanzania Edward Lowassa sang Việt Nam. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Tanzania đã được tổ chức nhân dịp này với sự tham dự của Thủ tướng Tanzania và cộng đồng doanh nghiệp 2 nước.

V. Thông tin cần thiết


1. Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania:
Địa chỉ: P.O Box 9724 Dar Es Salaam, Tanzania
Tel: 00 255 222 772269
Fax: 00 255 222 773138
Email: vnembassy@raha.com
2. Tanzania Investment Centre:
Địa chỉ: Shaaban Robert, Street 9A&B,
P.O. Box 938 Dar es Salaam, Tanzania
Tel: +255 22 2116328
Fax: +255 22 2118253
Email: information@tic.co.tz
Website: www.tic.co.tz
 

Những tin cũ hơn

 

TIN HOẠT ĐỘNG