Hội chợ - Triển lãm | |
![]() |
033 3626 720 |
![]() |
hoichotrienlam@qnitrde.gov.vn |
Đào tạo - Tập huấn | |
![]() |
033 2476 066 |
![]() |
daotaotaphuan@qnitrde.gov.vn |
Hỗ trợ doanh nghiệp | |
![]() |
033 3626 728 |
![]() |
hotrodoanhnghiep@qnitrde.gov.vn |
Thương mại điện tử | |
![]() |
033 3626 728 |
![]() |
thuongmaidientu@qnitrde.gov.vn |
![]() |
qnitrade_tmdt |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng mới, đầu tư hoàn thiện mình để đưa các mặt hàng nông sản ra khu vực và thế giới.
Bối cảnh thế giới 2021 vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc từ Covid-19 cũng như các mối căng thẳng thương mại. Do đó, động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu thông qua khai thác các Hiệp định thương mại tự do.
Ông Lưu Mạnh Tưởng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết: Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới (EXBS) hợp tác với Hoa Kỳ, có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như an ninh, an toàn quốc gia, trong khu vực và trên thế giới.
Đó là nhận định được đưa ra tại buổi Hội nghị giao thương trực tuyến với chủ đề “Khám phá cơ hội đầu tư và kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp Phòng Thương mại và công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tổ chức chiều ngày 30/12/2020.
Việt Nam và Vương quốc Anh đã hoàn tất thủ tục trong nước cho phép áp dụng tạm thời Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ai len (UKVFTA) kể từ 23 giờ GMT ngày 31/12/2020 (tức 6 giờ sáng ngày 1/1/2021 theo giờ Việt Nam).
Việt Nam có nhiều sản phẩm nông sản tươi như trái thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan đang rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ, đồng thời doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn hợp tác với Việt Nam để phát triển các sản phẩm nội – ngoại thất từ gỗ… đó là phát biểu của ông Atul Kumar Saxena, Chủ tịch các Phòng Thương mại và Công nghiệp các nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) tại buổi giao thương trực tuyến với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Trái cây, hành tím, cà phê hòa tan và nội thất” diễn ra chiều ngày 23/12 tại điểm cầu thành phố Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam và Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.
Vào 21 giờ tối ngày 29/12/2020 (theo giờ Việt Nam), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết bởi đại diện ủy quyền (Đại sứ) của Chính phủ hai nước tại London (Vương quốc Anh).
Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ nỗ lực giải quyết một cách toàn diện các quan tâm giữa hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.
Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức ký kết ngày 15/11/2020, đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội từ RCEP, các chuyên gia cho rằng, ngoài điều kiện cần là các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương, sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp mới là điều kiện đủ để hiện thực hóa các lợi ích và cơ hội mà các FTA mang lại.
Nhằm cung cấp thông tin về các thị trường Mexico, Chile, Peru, cơ hội, mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu, cũng như hỗ trợ và định hướng cho doanh nghiệp cách tiếp cận thị trường này, ngày 21/12/2020, tại Hà Nội, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với ba nước Mexico, Chile và Peru tận dụng ưu đãi của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Ngày 17/12/2020, Triển lãm trực tuyến Nguồn hàng Việt Nam tại Úc – Ngành vật liệu xây dựng và trang trí nhà ở đã được khai mạc trong bối cảnh Doanh nghiệp Úc ráo riết tìm kiếm, đa dạng các nguồn nhập khẩu do nhiều diễn biến phức tạp trong thương mại quốc tế.
Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Italia tại ASEAN và đang trên đà tăng trưởng ổn định. Tháng 8/2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được kỳ vọng là cú hích đối với trao đổi thương mại hai chiều. Phóng viên Báo Công thương đã có dịp trao đổi với ông Antonio Alessandro - Đại sứ Italia tại Việt Nam - về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước.
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và trường Đại học Cần Thơ mới đây đã phối hợp tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả thí nghiệm dự án “Các biện pháp canh tác cải thiện chất lượng đất cho sản xuất lúa bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long”, nhằm phổ biến kết quả nghiên cứu sản xuất lúa bền vững cho các chuyên gia nông nghiệp và nông dân địa phương.
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký kết thư trao đổi triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và kịp thời, giúp doanh nghiệp Việt có thể giải quyết khó khăn nguyên liệu dệt may chất lượng cao và tận dụng cơ hội xuất khẩu sang thị trường EU.
Ngày 10/12/2020, tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam (Doosan Vina), đã hoàn thành sản xuất và xuất khẩu chuyến hàng thứ 8 trong 11chuyến hàng đến nhà máy điện sinh khối Sodegaura, Nhật Bản.
Với vị trí thuận lợi, mặt bằng rộng, thông thoáng, cùng những cơ chế chính sách ưu đãi, các KCN trên địa bàn TX Quảng Yên đã tạo được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng của thị xã.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị toàn thể và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đối tác Phát triển Nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) với Chủ đề "Nâng tầm nông sản Việt hội nhập quốc tế". Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu là trưởng các Nhóm công tác đối tác công-tư (PPP) ngành hàng; CEO các tập đoàn, công ty đa quốc gia; các bộ, ngành, hiệp hội và một số địa phương triển khai dự án PPP tiêu biểu...
Sáng ngày 2/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị toàn thể và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đối tác Phát triển Nông nghiệp Bền vững Việt Nam (PSAV) với chủ đề “Nâng tầm nông sản Việt hội nhập quốc tế” với sự tham dự của hơn 100 đại biểu gồm trưởng các Nhóm công tác công tư ngành hàng; CEO các Tập đoàn/Công ty đa quốc gia; các Bộ, ngành, hiệp hội, một số tỉnh triển khai các dự án Hợp tác công tư (PPP) tiêu biểu;...
Chỉ riêng nhóm hàng nông, thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước.
Trung Quốc đã đưa ra một số yêu cầu riêng biệt hoặc siết chặt việc thực thi các quy định đã ban hành trước đây đối với nông sản, thủy sản nhập khẩu.