Hội chợ - Triển lãm | |
![]() |
033 3626 720 |
![]() |
hoichotrienlam@qnitrde.gov.vn |
Đào tạo - Tập huấn | |
![]() |
033 2476 066 |
![]() |
daotaotaphuan@qnitrde.gov.vn |
Hỗ trợ doanh nghiệp | |
![]() |
033 3626 728 |
![]() |
hotrodoanhnghiep@qnitrde.gov.vn |
Thương mại điện tử | |
![]() |
033 3626 728 |
![]() |
thuongmaidientu@qnitrde.gov.vn |
![]() |
qnitrade_tmdt |
Quảng Nam là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP phát triển bền vững và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Từng bước nâng cao lợi thế và phát huy các giá trị sản phẩm OCOP là mục tiêu được địa phương chú trọng.
Với gần 1.000 sản phẩm OCOP được công nhận, chiếm 35,52% sản phẩm OCOP của cả nước, Hà Nội đi sau nhưng đang trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Các đơn vị, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP có showroom trưng bày sản phẩm không chỉ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của đơn vị mình, mà còn đưa lên kệ hàng những sản phẩm OCOP của các đơn vị khác trong tỉnh. Đây là cách làm hiệu quả trong khâu thương mại hóa sản phẩm tại tỉnh Kon Tum.
Nhắc đến tỉnh Phú Thọ, người ta nhớ ngay đến những đặc sản như: Bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn... Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã có 28 sản phẩm OCOP; trong đó, có tám sản phẩm bốn sao, còn lại 20 sản phẩm đạt ba sao. Việc thực hiện chương trình
“Để chương trình OCOP có sự khác biệt thì phát triển sản phẩm OCOP phải từ sự đặc trưng để tạo ra ưu thế của Huế; đồng thời phải phát huy giá trị nội sinh, phát triển cộng đồng là cốt lõi”. Đó là nhấn mạnh của ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về một số định hướng thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp các sở, ngành ở địa phương triển khai các dự án nông thôn miền núi, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất nhờ ứng dụng KH và CN vào sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ nông, lâm sản. Trong đó, kết quả nổi bật là hình thành, phát triển các mô hình sản xuất mới, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
Theo ông Ngô Văn Kha, Giám đốc HTXDVNN Tân Lý, cây dưa chuột bao tử xuất khẩu đã trở thành thế mạnh trên đồng ruộng của HTX từ nhiều năm nay, luôn cho thu nhập cao nên người dân địa phương rất gắn bó, HTXDVNN luôn thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất, đồng thời là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm.
Theo kế hoạch chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2021 - 2025 được UBND tỉnh ban hành ngày 23-3, trong 5 năm tới, toàn tỉnh sẽ chuyển đổi hơn 5.800ha cây trồng.
Cánh đồng hoa tại thôn Phúc Hải, xã Dân Lực (Triệu Sơn) là nơi hội tụ đủ các loại hoa với sắc màu rực rỡ. Từ các loại hoa cúc, hồng, ly đến lay ơn, đồng tiền. Thế nhưng, cả ngày chỉ cần vài ba người tưới nước, xới đất, làm cỏ. Anh Nguyễn Hữu Lượng, chủ cánh đồng hoa cho biết: Sở dĩ, cả cánh đồng gần 2 ha trồng đủ các loại hoa chỉ cần 3 lao động là bởi trên toàn bộ diện tích trồng hoa đã lắp đặt nhà màng, hệ thống tưới nước phun sương và nhỏ giọt, nên mọi công đoạn chăm sóc gần như được thực hiện tự động, người lao động chỉ cần vận hành hệ thống và thực hiện giám sát.
Vừa qua, tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, Tiến sĩ Vũ Ngọc Ánh - Trưởng khoa Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa TP.HCM và nhóm nghiên cứu đã trình diễn máy bay phun thuốc trừ sâu mang tên NOBA AQ10. Nhóm nghiên cứu đã cho bay phun trình diễn trên 2 công chanh của một nhà vườn ở ấp Bình Linh.
Vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19 và thiên tai mang tính lịch sử, năm qua sản xuất nông nghiệp của Cần Thơ cùng cả nước tiếp tục gặt hái được nhiều thành công. Nhà nông và nhà doanh nghiệp đã liên kết, ứng dụng cơ giới, công nghệ mới để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hòa vào “dòng chảy” tiến bộ khoa học công nghệ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã và đang hỗ trợ nông dân các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội triển khai mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn. Mô hình này không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn, giảm tồn dư thuốc kháng sinh, mà còn tăng tỷ lệ thịt sạch cung cấp cho thị trường, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Với trên 6.300ha chè, huyện Đại Từ là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh cùng nhiều điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu. Tận dụng lợi thế đó, địa phương đã tập trung khuyến khích các hộ dân trồng chè liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam vừa được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tại Nhật Bản. Đây là sự kiện đánh dấu mốc quan trọng và là cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều ở nhiều thị trường khác nhau. Nhân dịp này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Vụ đông - xuân 2020-2021, xã Phước Trung (Bác Ái) vận động nông dân chuyển đổi toàn bộ diện tích sản xuất tại khu vực xung quanh hồ Phước Nhơn trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây tiết kiệm nước như: Bắp, mè, đậu xanh, đậu phộng….với diện tích trên 40 ha. Nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng, nên hiện nay nguồn nước tưới đảm bảo cho bà con sản xuất, cây trồng phát triển tốt.
Trước đây, trên 1,5 ha đất canh tác của gia đình, anh Lê Văn Hải ở buôn Pan B, xã Ea Yông (huyện Krông Pắc) chủ yếu trồng cà phê. Tuy nhiên, những năm gần đây cà phê bắt đầu già cỗi, sản lượng giảm, giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
Huyện Cam Lâm vừa nghiệm thu đề tài cấp cơ sở “Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt siêu nạc Grimaud thương phẩm trên sàn theo hướng an toàn sinh học”, do kỹ sư Nguyễn Quốc Huy - Trạm Khuyến công nông lâm ngư huyện làm chủ nhiệm. Đề tài đã được huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương trên địa bàn huyện triển khai ứng dụng.
Để giúp người dân có thêm thu nhập, đồng thời tiếp cận với các kỹ thuật trồng chăm sóc dưa hấu, mấy tháng qua, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) đã triển khai thí điểm mô hình liên kết trồng dưa hấu trên diện tích đất nhàn rỗi sau khi thu hoạch mì của người dân trên địa bàn. Hiệu quả bước đầu từ mô hình mở thêm một hướng tăng thu nhập khả quan cho người dân.
Vụ lúa Đông - Xuân 2020 - 2021 trên địa bàn huyện Trần Đề có diện tích gieo trồng hơn 22.429ha. Bà con nông dân đã thu hoạch dứt điểm, ghi nhận cho thấy nông dân trồng lúa đã thắng lớn nhờ lúa “trúng mùa, được giá”.
Năm 2021, T.X Phổ Yên có kế hoạch triển khai xây dựng các mô hình cánh đồng lúa thuần chất lượng cao tập trung và mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ trên địa bàn. Dự kiến kinh phí hỗ trợ thực hiện các mô hình hơn 1 tỷ đồng.