Mời tham gia gian hàng tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2023
Mời tham gia gian hàng tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2023
 Cửa hàng Hồng Nhi

Danh sách hội chợ triển lãm

Hội nhập Quốc Tế

Thống kê

  • Đang truy cập: 20
  • Hôm nay: 880
  • Tháng hiện tại: 11536
  • Tổng lượt truy cập: 14073654

Quảng cáo

Bảo Vệ người tiêu dùng




Xúc tiến thương mại Vĩnh Long
Sàn TMĐT Thái Bình
Sàn thương mại điện tử tỉnh Kon Tum

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Hội chợ - Triển lãm
033 3626 720
hoichotrienlam@qnitrde.gov.vn
Đào tạo - Tập huấn
033 2476 066
daotaotaphuan@qnitrde.gov.vn
Hỗ trợ doanh nghiệp
033 3626 728
hotrodoanhnghiep@qnitrde.gov.vn
Thương mại điện tử
033 3626 728
thuongmaidientu@qnitrde.gov.vn
qnitrade_tmdt

Qnitrade   Tin hoạt động  

Quyết tâm của Vân Đồn

Đăng lúc: Thứ ba - 26/05/2020 10:30 - Người đăng bài viết: Quản trị mạng
Quyết tâm của Vân Đồn

Quyết tâm của Vân Đồn

Hoàn thành chương trình xây dựng NTM với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thay đổi diện mạo nông thôn, huyện Vân Đồn đã và đang thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp. Trong đó có việc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia các mô hình phát triển kinh tế.
Ngư dân huyện Vân Đồn thu hoạch thủy sản.
Ngư dân huyện Vân Đồn thu hoạch hải sản.

Là xã đảo, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, song người dân xã đảo Bản Sen (huyện Vân Đồn) đã tận dụng lợi thế biển, rừng để triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế, góp phần tích cực nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững. Một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nhiều người dân xã Bản Sen đã và đang được chính quyền địa phương nhân rộng đó là trồng cam bản địa. Từ chỗ chỉ có 10-20ha trồng cam, bằng nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất khác nhau của Nhà nước, đến nay xã Bản Sen đã có đến hàng trăm ha trồng cam bản địa. Đáng mừng là sản phẩm cam Bản Sen đã trở thành thương hiệu OCOP của huyện Vân Đồn, được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Hằng năm, người dân xã Bản Sen thu về từ trồng cam gần 2 tỷ đồng.

Tiêu biểu như hộ Anh Hoàng Văn Tùng (thôn Nà Na), trồng 4 ha cam ở xã Bản Sen, nhờ đầu tư công nghệ, áp dụng đúng kỹ thuật, vườn cam của anh mang lại thu nhập lớn cho gia đình; hằng năm cho thu hoạch hơn 15 tấn, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng theo thời vụ.

Không chỉ ở Bản Sen, người dân tại các thôn, bản trên địa bàn huyện Vân Đồn cũng đang dần chuyển mình, chủ động hơn trong việc tham gia các mô hình phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập. Nhất là nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch. Đây được xem là 2 lĩnh vực có ưu thế mạnh của huyện đảo này.

Chị Nguyễn Thị Tuấn (xã Hạ Long) trước đây làm nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển, đời sống bấp bênh, không ổn định. Năm 2012, chị mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi trồng thủy sản. Từ 2ha nuôi hàu thời điểm ban đầu, hiện nay gia đình chị đã mở rộng lên thành 4ha nuôi hàu, ngao, cá song, cá giò tại khu vực cống Lão Vọng. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình chị thu nhập gần 1 tỷ đồng; đồng thời tạo công ăn việc làm cho 15-20 lao động địa phương.

Nghề khai thác sá sùng mang lại thu nhập lớn cho người dân xã Minh Châu.
Nghề khai thác sá sùng mang lại thu nhập cao cho người dân xã Minh Châu.

Trên lộ trình xây dựng NTM, năm 2020 này, huyện Vân Đồn đề ra mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã hoàn thành chương trình NTM, huyện đạt chuẩn NTM; xây dựng xã Hạ Long đạt chuẩn NTM nâng cao. Đồng thời, tiếp tục tập trung củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, đặc biệt là tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cải tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường sống.

Theo ông Từ Tú Dương, Trưởng Phòng NN&PTNN huyện Vân Đồn: Trong năm 2020 này và giai đoạn tiếp theo, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân tham gia tích cực hơn trong xây dựng NTM, nhất là việc triển khai các nội dung nâng cao như thôn đạt chuẩn, vườn đạt chuẩn và hộ đạt chuẩn. Đặc biệt, khuyến khích và phát huy tính chủ động của người dân trong thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, trên cơ sở khai thác thế mạnh của địa phương để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng môi trường nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn.

Với những xã thuộc vùng khó khăn như Bình Dân, Đài Xuyên, Vạn Yên, huyện tiếp tục vận dụng linh hoạt các nguồn vốn, ưu tiên dồn nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH; hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận nguồn tín dụng, triển khai có hiệu quả các dự án, mô hình phát triển sản xuất. Đồng thời, chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn…

Huyện cũng sẽ đẩy mạnh việc kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên những doanh nghiệp có ứng dụng KHCN vào chế biến, bảo quản sản phẩm OCOP, sản phẩm có thế mạnh để gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng các sản phẩm của địa phương.

Theo Nguyên Ngọc/Báo Quảng Ninh

Tác giả bài viết: St. Ty Quyền
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

TIN HOẠT ĐỘNG