Giới thiệu về Trung tâm Xúc tiến và Phát triển Công Thương Quảng Ninh
I.Vị trí và chức năng:
1. Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương Quảng Ninh (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương Quảng Ninh có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở Công Thương về các hoạt động: khuyến công; tư vấn phát triển công nghiệp; xúc tiến thương mại; tiết kiệm năng lượng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; thương mại điện tử và các dịch vụ khác do ngành công thương quản lý trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công Thương địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững và các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương.
3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở đặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Về khuyến công
1.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương theo định kỳ và đột xuất đáp như cầu phát triển về công nghiệp nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
1.2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công đã được phê duyệt;
1.3. Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
1.4. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tâjp kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội nghị, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp;
1.5. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công;
1.6. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương;
1.7. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công;
1.8. Là đầu mối quản lý và theo dõi mạng lưới công tác viên khuyến công địa phương (cấp huyện) để triển khai hiệu quả các đề án khuyến công được phê duyệt;
1.9. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật.
2. Về xúc tiến thương mại
2.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2.2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại đã được phê duyệt;
2.3. Hỗ trợ và tư vấn cho các tổ chức, thương nhân trên địa bàn tỉnh về hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước;
2.4. Phối hợp với cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xúc tiến thương mại;
2.5. Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị và các sự kiện xúc tiến thương mại khác;
2.6. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ;
2.7. Phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
2.8. Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh; tham dự hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
2.9. Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại khác do Giám đốc Sở Công Thương giao.
3. Về tư vấn phát triển công nghiệp
3.1. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp.
3.1.1. Tư vấn thiết kế, giám sát thi công, đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng;
3.2.2. Tư vấn các lĩnh vực: Khai thác, chế biến khoáng sản; kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát, thẩm tra kỹ thuật các dự án và các công trình kỹ thuật công nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; thành lập doanh nghiệp công nghiệp nông thôn; ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực có liên quan khác.
3.1.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Về Công nghiệp hỗ trợ, phát triển cụm công nghiệp
3.2.1 Tổ chức, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
3.2.2. Ứng dụng và chuyên giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành; Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương và địa phương;
3.2.3. Phối hợp hoặc trực tiếp tổ chức đào tạo, tập huấn về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực,
3.2.4. Hợp tác quốc tế về công nghiệp hỗ trợ.
a) Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến nhằm thu hút đầu tư, tạo mối liên kết giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp hỗ trợ của Quảng Ninh.
b) Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh.
3.2.5. Hỗ trợ phát triển thị trường với Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
3.2.6. Làm chủ đầu tư hạ tầng các kỹ thu t cụm công nghiệp (do UBND tỉnh giao) bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương hoặc nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
3.2.7. Vận hành trang thông tin điện tử về công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp thực hiện phát hành ấn phẩm tài liệu về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp ( tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Tỉnh) để quảng bá, giới thiệu môi trường, chính sách và cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp; Xúc tiến thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư trong cụm công nghiệp theo các kế hoạch, đề án được phê duyệt,
3.2.8. Tổ chức thực hiện các hoạt động công nghiệp hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật; Cung cấp các dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển các hoạt động đầu tư liên quan đến cụm công nghiệp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
4. Về tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
4.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
4.2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã được phê duyệt;
4.3. Kiểm toán năng lượng; kiểm định thiết bị đo lường điện, các giải pháp kỹ thuật phục vụ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Khảo sát, đo lường, đánh giá kết quả tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở tiêu thụ năng lượng; Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Triển khai các biện pháp kiểm toán năng lượng, các giải pháp kỹ thuật phục vụ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp;
4.4. Tư vấn, xây dựng và chuyển giao trang thiết bị, công nghệ có hiệu suất cao và triển khai các mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân;
4.5. Triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ về tài chính, cho các cơ sở và cá nhân thực hiện tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng tiêu thụ cũng như áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
4.6. Phối hợp hoặc tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, t p huấn kiến thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và sản xuất sạch hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp; Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành;
4.7. Liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cung cấp các giải pháp kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao và sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
5. Về quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử
5.1. Quản lý, v n hành và khai thác hệ thống trang tin sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh; trang tin quảng bá thương hiệu nông sản tỉnh Quảng Ninh;
5.2. Tổ chức dịch vụ của sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ninh; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp triển khai và lựa chọn các cách thức tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử;
5.3. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kiến thức về thương mại điện tử cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp;
6. Về Phát triển hoạt động thương mại điện tử và thông tin thương mại.
6.1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án thúc đẩy hoạt động Phát triển thương mại điện tử trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
6.2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thương mại điện tử đã được phê duyệt;
6.3. Hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, thương nhân trên địa bàn tỉnh phát triển hoạt động thương mại điện tử;
6.4. Làm đầu mối giúp Sở Công thương kết nối với các cơ quan Trung ương và tỉnh, thành phố bạn, các tổ chức cá nhân có liên quan về các nhiệm vụ, hoạt động Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;
6.5. Cung cấp thường xuyên các thông tin thương mại, giá cả thị trường trên địa bàn; quảng bá giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh ra thị trường thông qua hệ thống trang tin Sàn giao dịch thương mại điện tử và các ấn phẩm quảng bá sản phẩm,
6.6. Thực hiện các nội dung nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử khác do Lãnh đạo Sở Công thương giao
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Sở Công Thương, Cục Công Thương địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững và các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương.
7. Đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động phát triển công nghiệp và thương mại địa phương.
8. Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, viên chức, người lao động; tuyển dụng, hợp đồng lao động, tiếp nhận, thuyên chuyển; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, miễn nhiệm, từ chức, nghỉ hưu, thôi việc; thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc Trung tâm theo phân cấp của Sở Công Thương và các quy định của pháp luật. Khi quyết định về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, viên chức, Giám đốc Trung tâm ra quyết định có trách nhiệm gửi 01 bản về Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo quy định.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương giao.
III. Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Lãnh đạo Trung tâm
a) Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc; số lượng cấp phó đảm bảo theo quy định của Trung ương, của Tỉnh.
b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Trung tâm;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công Thương và phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chức danh quy định. Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
a) Phòng Xúc tiến thương mại;
b) Phòng Khuyến công và Phát triển công nghiệp;
c) Phòng Hành chính tổng hợp - Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp và thương mại điện tử.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.
3. Số lượng người làm việc
Giám đốc Sở Công Thương quyết định số lượng người làm việc của Trung tâm trên cơ sở Danh mục vị trí việc làm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
IV. Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
1. Trung tâm thực hiện tự chủ trong xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện; Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.
2. Trung tâm quyết định thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; Tham dự đấu thầu cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị; Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
V. Kinh phí hoạt động
1. Nguồn kinh phí đặt hàng - giao nhiệm vụ hàng năm từ ngân sách tỉnh theo nội dung, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn kinh phí từ Bộ Công Thương, các cơ quan Trung ương hàng năm giao nhiệm vụ cho Trung tâm thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án cấp quốc gia được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh giao cho Trung tâm thực hiện phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sự kiện văn hóa kinh tế diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Nguồn thu dịch vụ từ việc Trung tâm thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VI. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Trung tâm Xúc tiến và Phát triển công thương có trách nhiệm:
a) Ban hành các văn bản Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật, phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ của Sở Công Thương;
b) Quy định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của các phòng thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý và cán bộ của Sở Công Thương; đồng thời có biện pháp bố trí, sử dụng viên chức và người lao động theo vị trí việc làm, cơ cấu ngạch viên chức theo chức danh nghề nghiệp và phẩm chất, trình độ, năng lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, Trung tâm phản ánh kịp thời để Sở Công Thương xem xét, quyết định./.