Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại điện tử trong bối cảnh Việt Nam tham gia và đang đàm phán nhiều Hiệp định tự do thương mại (FAT).
- Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại
- Mời tham gia chương trình hội thảo và giao thương xuất khẩu với DN Hàn Quốc ngày 19/7/2012
- Mời tham gia Chuỗi sự kiện Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu năm 2023
- Hội chợ thương mại – du lịch Hạ Long 2012 Khai mạc vào 19h30 ngày 28/04/2012 tại Cung văn hóa thiếu nhi Quảng Ninh
Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều có các điều khoản về thương mại điện tử như Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, Hiệp định CPTPP, Hiệp định RCEP, Hiệp định Asean Úc New Zealand.
Trong các Hiệp định này, nhóm các cam kết thương mại điện tử thường liên quan tới thúc đẩy thương mại phi giấy tờ, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, tôn trọng tự do của các chủ thể tham gia thương mại điện tử.
Các cam kết này mang lại nhiều tác động tích cực cho sự phát triển thương mại điện tử như thúc đẩy hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thu hút đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.
Vì vậy, theo các chuyên gia, để tận dụng hiệu quả lợi ích từ các cam kết thương mại điện tử mang lại, cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý và xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin về các cam kết trong FTA, xu hướng thương mại điện tử, đồng thời tích cực tham gia vào các nền tảng, mô hình thương mại điện tử mới để thâm nhập thị trường.