Trang chủ / Thương mại / Xuất nhập khẩu - CKQT Móng Cái / Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU

Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU

28
In bài viết Chia sẻ:

Năm 2023, Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU với 67,82 nghìn tấn, trị giá 94,35 triệu Eur (tương đương 102,86 triệu USD).

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong năm 2023, EU nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) từ các thị trường ngoài khối đạt trên 2,1 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ Eur (tương đương 4,78 tỷ USD), giảm 22,8% về lượng và giảm 32,3% về trị giá so với năm 2022.

Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU
Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU

Trong các nguồn cung ngoài khối thì Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho thị trường EU. Trong năm 2023, EU nhập khẩu cao su từ thị trường Thái Lan đạt 281,99 nghìn tấn, trị giá 498,52 triệu Eur (tương đương 543,49 triệu USD), giảm 31,7% về lượng và giảm 46,6% về trị giá so với năm 2022.

Tiếp theo là Bờ Biển Ngà đạt 274,61 nghìn tấn, trị giá 398,87 triệu Eur (tương đương 434,85 triệu USD), giảm 17,6% về lượng và giảm 32,6% về trị giá; Indonesia đứng thứ ba với 248,57 nghìn tấn, trị giá 446,07 triệu Eur (tương đương 486,31 triệu USD), giảm 23,4% về lượng và giảm 38,2% về trị giá so với năm 2022.

Năm 2023, Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU với 67,82 nghìn tấn, trị giá 94,35 triệu Eur (tương đương 102,86 triệu USD), giảm 17,4% về lượng và giảm 39,6% về trị giá so với năm 2022. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của EU từ thị trường ngoài khối chiếm 3,23%, cao hơn so với mức 3,02% của năm 2022.

Trong năm 2023, EU nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối chủ yếu cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, nhập khẩu các chủng loại này đều giảm so với năm 2022. Trong đó, cao su tự nhiên chiếm 48,58% tổng lượng cao su nhập khẩu của EU từ thị trường ngoài khối; cao su tổng hợp chiếm 46,29%; phần còn lại là cao su tái sinh và cao su hỗn hợp.

Năm 2023, EU nhập khẩu 1,02 triệu tấn cao su tự nhiên (HS 4001) từ các thị trường ngoài khối, với trị giá 1,58 tỷ Eur (tương đương 1,73 tỷ USD), giảm 24,5% về lượng và giảm 41,8% về trị giá so với năm 2022.

Bờ Biển Ngà, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam là 5 thị trường ngoài khối lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho EU, lượng cao su tự nhiên nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm trong năm 2023.

Trong năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho EU, với 67,8 nghìn tấn, trị giá 94,19 triệu Eur (tương đương 102,68 triệu USD), giảm 17,3% về lượng và giảm 39,5% về trị giá so với năm 2022, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 6,64%, cao hơn so với mức 6,06% của năm 2022.

Trong năm 2023, EU nhập khẩu 972,73 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002) từ các thị trường ngoài khối, với trị giá 2,42 tỷ Eur (tương đương 2,64 tỷ USD), giảm 22,7% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với năm 2022.

Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc là 5 thị trường ngoài khối lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho EU, nhập khẩu cao su tổng hợp của EU từ các thị trường này đều giảm so với năm 2022.

Cơ cấu thị trường ngoài khối cung cấp cao su tổng hợp cho EU trong năm 2023 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc tăng; trong khi thị phần của Nga lại giảm mạnh. Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,001% trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Tác Giả: Nguyễn Hạnh

Nguồn Tin: Báo Công Thương

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Khi bạn tiếp tục duyệt trang web này, bạn đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng cookie.