Áp dụng thành công tiến bộ của KHCN vào sản xuất, chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ, tôn trọng tự nhiên, bảo vệ môi trường đang là hướng đi của ngành nông nghiệp Quảng Ninh.
- Khai mạc lớp tập huấn “Xây dựng phát triển và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” năm 2023
- Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Thu Đông 2023
- OCOP Quảng Ninh vươn tầm cao mới
- Mời tham gia gian hàng tại Tuần xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản Quảng Ninh năm 2024 tại thành phố Cẩm Phả
Với mục tiêu cung ứng sản phẩm lợn thịt Móng Cái sạch tới tay người tiêu dùng, các thành viên HTX Nông nghiệp hữu cơ An Lộc (TP Móng Cái) đã thiết lập quy trình chăn nuôi theo phương thức hữu cơ kết hợp chăn thả bán tự nhiên ở vườn đồi. Các thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là rau, ngô, chuối kết hợp với cám gạo… Nhờ đó cho ra thị trường những sản phẩm thịt thương phẩm chất lượng, thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Bà Nguyễn Thị Loan, Giám đốc HTX, cho biết: Lợn chăn nuôi theo hướng hữu cơ có đầu ra rộng mở, thu nhập mang lại cao hơn. Nhờ đó các mô hình chăn nuôi tự nhiên trong HTX ngày càng phát triển, gia tăng quy mô.
Triển vọng từ canh tác hữu cơ mang lại cơ hội cho mô hình trồng cây chanh leo của HTX Nông nghiệp tổng hợp Trường Giang (xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà). Bắt đầu thử nghiệm từ cuối năm 2023 với quy trình trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn Global GAP, đến nay 3ha chanh leo tím của HTX bắt đầu cho thu hoạch vụ quả đầu tiên. Anh Đinh Văn Giang, Giám đốc HTX, cho biết: Hiện sản phẩm chanh leo kiểm tra đạt tiêu chuẩn không có 570 chất cấm nông nghiệp, bước đầu đảm bảo các điều kiện xuất khẩu. Dự kiến mỗi ha cho khoảng 20 tấn quả, ước doanh thu khoảng từ 800 triệu – 1 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.
Bên cạnh hướng đi là nông nghiệp hữu cơ, nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh đang chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT vào các khâu sản xuất, chế biến nhằm gia tăng năng suất, chất lượng. Tiêu biểu như hộ anh Đinh Quang Trí (xã Đông Hải, huyện Tiên Yên) đầu tư hệ thống thiết bị ấp trứng tự động trong sản xuất gà giống. Nhờ đó năng lực cung ứng giống gà Tiên Yên ra thị trường ngày một nâng cao, chất lượng con giống đảm bảo hơn. Hiện mỗi tháng cơ sở của anh Trí cung cấp khoảng hơn 20.000 con gà giống cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.
Những năm gần đây, ngành NN&PTNT Quảng Ninh đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, gia tăng giá trị, đặc biệt đối với các lĩnh vực của ngành có dư địa phát triển. Theo đó, ngành chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường, đảm bảo hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển; khắc phục các tồn tại trong công tác phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh. Đến nay Quảng Ninh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý. Đặc biệt, ngành đã tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương chuyển đổi vật liệu nổi trong nuôi trồng thủy sản từ phao xốp sang vật liệu HDPE thân thiện với môi trường.
Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, cơ sở tiêu chuẩn VietGAP được duy trì, kiểm soát về ATTP với 1.095ha trồng trọt, 45ha trồng trọt hữu cơ được chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; 94ha lúa chất lượng cao Japonica và ST25. Toàn tỉnh hiện có 9 cơ sở đóng gói, 51 vùng trồng được cấp mã số; 16 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 59 loại nông sản an toàn được xác nhận.