Trang chủ / Thương mại / Xuất nhập khẩu - CKQT Móng Cái / Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn

0
In bài viết Chia sẻ:

Các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang phải đương đầu với hàng loạt các khó khăn trong kinh doanh.

Theo Vasep, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã thu về 2,3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là sự gia tăng đầy lạc quan nhưng các nhà xuất khẩu thủy sản thực sự đang phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn trong kinh doanh, bao gồm vấn đề giảm số lượng các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến và vốn để hoạt động, tăng chi phí đầu vào của các sản phẩm và nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Cũng theo Vasep, trong 5 tháng đầu năm, chỉ có 473 công ty tham gia xuất khẩu thủy sản, giảm từ 800 công ty trong cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã dẫn đến giảm 59,7 triệu USD về giá trị trong quý 1. Thực tế tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của quốc gia vẫn tăng gần 11,7% là do tăng doanh thu của một số các công ty lớn trong cùng kỳ so với năm ngoái.

Nhu cầu đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở các thị trường nước ngoài đã sụt giảm, kể cả EU, nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong số 129 nhà nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, đã giảm 7,9% so với năm ngoái. Xuất khẩu cá basa và tôm của Việt Nam đến EU lần lượt đã giảm 21,8% và 12,4%.

Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam đã đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 3%, và sản lượng sản phẩm thủy sản trên 1 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam vẫn thiếu nguyên liệu cho hoạt động. Một phần lý do là sản lượng của hai sản phẩm chính tôm và cá tra không ổn định. Các vùng nuôi cũng giảm. Khoảng 30% các nhà máy chế biến thủy sản đã tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu.

Các nhà xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Với lãi suất cho vay của ngân hàng từ  19-20%, họ không đủ khả năng vay. Kết quả của một cuộc khảo sát đã cho thấy 90% các doanh nghiệp thủy sản muốn tăng số lượng các khoản cho vay, từ 10 tỷ đồng (tương đương 479.600 USD) đến ít nhất 1,4 tỷ đồng (67 triệu USD) cho từng doanh nghiệp.

Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh giữa lúc vướng phải các thủ tục pháp lý. Quý 1, Việt Nam đã nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ 72 quốc gia, với trị giá hơn 157 triệu USD, trong đó nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu chiếm 80%.

Ngoài ra, các công ty xuất khẩu thủy sản phải trả các loại phí khác nhau đã làm cho sản phẩm của họ kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ nước ngoài. Ví dụ như giá xuất khẩu tôm từ Ấn Độ và Indonesia hiện thấp hơn từ 15-25% so với giá xuất khẩu từ Việt Nam.

Để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu thủy sản trong những tháng sắp tới, Vasep đã gửi công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đệ trình Thủ tướng phê duyệt một kế hoạch. Đề xuất này bao gồm 2 gói kích thích các khoản tín dụng, bao gồm 2.000 tỷ đồng (95,99 triệu USD) để hỗ trợ cho việc thu mua nguyên liệu và 2,4 ngàn tỷ đồng (115 triệu USD) để nuôi các tra.

Việt Nam bắt đầu nhắm mục tiêu xuất khẩu thủy sản 6,5 tỷ USD trong năm nay, tăng so với con số 6,1 tỷ USD của năm 2011, theo MARD.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Tác Giả: TL, ITPC

Nguồn Tin: Tân Hoa Xã

guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Khi bạn tiếp tục duyệt trang web này, bạn đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng cookie.