Trang chủ / Tin tức / Chủ động các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp

Chủ động các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp

1
In bài viết Chia sẻ:
Chuyên mục: Tin tức
Nhận thấy trong bối cảnh tình hình chung đang rất khó khăn do ảnh hưởng của hậu lạm phát sẽ tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành, trong thời gian qua ngành Công thương đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt và linh hoạt, bám sát thực tế trên cơ sở dự báo sát tình hình để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Chủ động các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp
Nhận thấy tình hình sản xuất của 2 ngành công nghiệp là than và điện có xu hướng chững lại khi sản lượng than sạch sản xuất đạt 10,97 triệu tấn (đạt 24,4% kế hoạch) trong quý I, than tiêu thụ giảm, điện sản xuất cũng chỉ đạt 23,3% kế hoạch năm, ngành đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho 2 ngành này và đảm bảo sự phát triển bền vững bằng một số cơ chế chính sách đặc thù. Cùng với đó tham mưu trình UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế chính sách mới trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ như: Quy chế quản lý hoạt động tái xuất hàng hoá thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh; hoàn chỉnh hồ sơ đề cương dự toán Quy hoạch hệ thống kho, bãi chứa hàng hoá, trung tâm dịch vụ logistic trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2020, định hướng đến năm 2030; đôn đốc việc triển khai thực hiện Quyết định 255 của UBND tỉnh về việc “Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh; tổ chức làm việc với lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các chợ để triển khai chương trình chuyển đổi mô hình chợ; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm khắc, kịp thời mọi hành vi vi phạm. Đặc biệt đối với vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong đưa hàng về cảng Quảng Ninh, ngành đã chủ động đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và khai thác, phát huy thế mạnh của tỉnh.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh về địa kinh tế, kết cấu hạ tầng giao thông và điện lực thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời phát triển các ngành mới có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tận dụng xu hướng tích hợp công nghệ để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Phát triển các ngành dịch vụ thông qua những chính sách về quy hoạch, phát triển đô thị và nông thôn; phát triển các dịch vụ tài chính, tiền tệ, tạo thuận lợi trong xây dựng công trình trọng điểm, nghiên cứu và triển khai, hỗ trợ kỹ thuật phát triển doanh nghiệp, ngành Công thương đã xác định những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Đó là: Tham mưu UBND tỉnh rà soát và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ phù hợp quá trình hội nhập quốc tế. Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế – xã hội nhằm giảm bớt ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, đồng thời, tạo tiền đề cho chu kỳ phát triển mới, tạo chuyển biến về chất trong cơ cấu kinh tế, phát triển các lĩnh vực xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, hướng tới sự phát triển hiện đại và bền vững. Tập trung giải quyết các lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhiệt điện để đi vào hoạt động ổn định. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trong quy hoạch. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại và đề ra những giải pháp ngăn chặn có hiệu quả, góp phần ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát. Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng trọng yếu. Đổi mới hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường, nâng cao trình độ hoạt động thương mại hàng hoá ở trình độ cao, hiện đại. Hình thành các trung tâm thương mại lớn tại các thành phố, khu đô thị dân cư tập trung. Làm tốt việc cung ứng mặt hàng chính sách, hình thành các chợ nông thôn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả việc làm hàng giả, buôn lậu gian lận thương mại.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Tác Giả: Báo điện tử Quảng Ninh

Nguồn Tin: Báo điện tử Quảng Ninh

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Khi bạn tiếp tục duyệt trang web này, bạn đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng cookie.